TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trám răng khi nào ăn được? Lưu ý sau khi trám răng

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2.293
“Trám răng khi nào ăn được?” Bạn có thể ăn uống sau khi trám răng khoảng 2H, tuy nhiên còn tùy vào vật liệu trám và cần những lưu ý về thực phẩm bạn sử dụng sau khi trám răng.

Trám răng khi nào ăn được?” là thắc mắc của nhiều người khi có ý định trám răng để khắc phục những tổn thương răng như sâu, nứt, mẻ, vỡ, mòn răng… hay cải thiện kẻ hỡ, màu sắc răng.

Sau khi trám răng, Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đợi một khoảng thời gian trước khi ăn bất cứ thứ gì. Thời gian cần kiêng tùy thuộc vào vật liệu trám được sử dụng.

Trám răng khi nào ăn được?

Trám răng khi nào ăn được? Câu hỏi này sẽ được giải đáp theo từng loại vật liệu trám mà nha sĩ đã sử dụng để trám răng cho bạn, cụ thể như sau:

1. Trám răng Amalgam:

Với vật liệu trám răng hỗn hợp bạc (trám răng Amalgam) thì bạn không được ăn uống bất cứ thứ gì trong vòng 24 giờ sau khi trám. Nguyên nhân là do vật liệu trám amalgam cần thời gian dài - khoảng một ngày - để đông cứng lại hoàn toàn.

Việc ăn nhai trước thời gian quy định sẽ tạo áp lực nhai lên miếng trám chưa đông cứng lại hoàn toàn, có thể dẫn đến tình trạng vỡ, gãy sớm hoặc thất bại của phục hình.

2. Trám răng Composite:

Nhờ nhiều ưu điểm vượt trội về thẩm mỹ, trám răng Composite đang là phương pháp trám răng được lựa chọn nhiều nhất hiện nay.

Trám răng Composite không chỉ có màu trắng tự nhiên như màu răng thật, độ bền chắc cao mà sau khi trám bạn cũng không cần kiêng ăn lâu, chỉ cần khoảng 2h là miếng trám đã đông cứng và bạn có thể ăn uống bình thường.

Trám răng Composite được đánh giá cao về thẩm mỹ

3. Trám sứ Inlay/ Onlay:

Đây là kỹ thuật trám răng hiện đại bằng vật liệu sứ nha khoa với ưu điểm là bền chắc, thẩm mỹ và không cần phải mài răng nhiều như bọc răng sứ, tuổi thọ miếng trám dài lâu. Đặc biệt sau khi trám bạn có thể ăn nhai ngay nhưng cần hạn chế thực phẩm quá dai cứng.

Trám răng công nghệ laser giúp miếng trám nhanh kết dính và bền chắc hơn

Những lưu ý sau khi trám răng

Sau khi trám răng, Bác sĩ sẽ dặn dò kỹ càng cho Khách hàng các vấn đề như trám răng khi nào ăn được, nên ăn uống như thế nào và vệ sinh, chăm sóc răng miệng ra sao.

Theo nguyên tắc chung, bạn nên tránh đồ ăn và đồ uống nóng hoặc lạnh ngay sau khi trám răng vì điều này có thể dẫn đến sự co lại hoặc giãn nở không mong muốn miếng trám.

Tránh sử dụng thức ăn và đồ uống nóng hoặc lạnh sau khi trám răng vì có thể làm hỏng miếng trám

Khép miệng khi nhai. Nếu răng của bạn nhạy cảm với nóng và lạnh, ngay cả không khí lạnh cũng có thể gây khó chịu. Bằng cách ngậm miệng, bạn sẽ giảm nguy cơ không khí lạnh xâm nhập vào miệng.

Bạn nên ăn thực phẩm mềm, ít nhất là trong 24-48 giờ tiếp theo sau khi trám răng. Mục đích là để ngăn ngừa áp lực quá mức lên răng đã phục hồi bằng cách tránh ăn thức ăn dai cứng.

Hãy ăn chậm, tránh cắn quá mạnh và nhai ở bên miệng nơi mới trám răng. Đồng thời, cần hạn chế thực phẩm dễ bám màu, thực phẩm giàu đường hay axit, nước ngọt có ga, thuốc lá… (ít nhất là trong những ngày đầu) vì chúng không tốt cho miếng trám và sức khỏe răng miệng của bạn.

Cần tuân thủ hướng dẫn của Bác sĩ để trám răng đạt hiệu quả cao nhất

Đánh răng 2 lần/ ngày sau khi trám răng bằng bàn chải lông mềm, cẩn thận không dùng lực quá mạnh trong khi đánh răng, vì nó có thể gây mài mòn răng cũng như miếng trám và có thể kích ứng răng.

Những trường hợp cần thực hiện trám răng

Trám răng là kỹ thuật nha khoa phục hồi và thẩm mỹ trong những trường hợp sau:

1. Trám răng sâu:

Răng sâu là tình trạng cấu trúc răng bị tấn công bởi vi khuẩn, hình thành những lỗ hổng trên bề mặt răng. Sâu răng trải qua các giai đoạn gồm sâu men răng, sâu ngà răng và sâu tủy răng.

Trám răng sâu thường được áp dụng cho sâu men răng, sâu ngà răng hoặc cũng có thể dùng cho răng bị sâu tủy nhẹ nhằm phục hình lại hình dạng, chức năng răng và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương nhiều hơn.

Trám răng tại Nha khoa Nhân Tâm

Xem thêm: Hình ảnh trám răng và quy trình trám răng thẩm mỹ

2. Trám răng bị mòn:

Răng bị mòn sẽ gây ra tình trạng kích ứng và nhạy cảm ở răng khiến răng dễ bị ê buốt khi ăn nhai hoặc khi có các tác nhân kích thích như nhiệt độ, độ chua, áp suất…

Do đó, răng bị mòn cổ chân răng hay mòn mặt nhai thì nên trám để không còn bị đau hay ê buốt răng, đồng thời phòng ngừa viêm tủy răng.

3. Trám răng thưa:

Đối với răng thưa mà kẽ hở không quá lớn thì có thể trám để đóng kín kẽ hở, tăng thẩm mỹ cho răng.

4. Trám răng nứt, mẻ:

Răng bị nứt, mẻ, vỡ nhẹ chưa gây nhiễm trùng tủy răng thì sẽ được chỉ định trám để bảo vệ răng không bị vi khuẩn tấn công.

Trám răng mẻ

5. Trám ngừa sâu răng:

Vật liệu trám sẽ lấp kín các hố rãnh trên mặt nhai, giúp hạn chế sự tích tụ của mảng bám và vụn thức ăn, từ đó phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

Bài viết này cung cấp thông tin “trám răng khi nào ăn được?” cũng như những lưu ý sau khi trám răng. Để trám răng an toàn, hiệu quả và thẩm mỹ, bạn đừng quên lựa chọn địa chỉ nha khoa TPHCM uy tín để thực hiện nhé.