TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Răng trẻ em bị sâu – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 5.044
Tình trạng răng trẻ em bị sâu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt kém, thiếu florua. Trẻ bị sâu răng có thể gặp phải nhiều rắc rối và vấn đề sức khỏe khác trong cuộc sống hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Sâu răng trẻ em cũng giống như các loại sâu răng khác. Tình trạng này xảy ra khi men răng bị phá hủy. Trẻ em bị sâu răng thường xuyên hơn người lớn. Điều này là do men răng của trẻ em thường mỏng và nhạy cảm hơn.

Sâu răng không được điều trị kịp thời sẽ phát triển thành bệnh lý tủy răng gây đau nhức dai dẳng. Nhiễm trùng lâu ngày có thể lan rộng quanh chân răng và gây áp xe, sưng tấy.

Trường hợp nặng có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng huyết, điều trị khó khăn và tốn kém. Những phương pháp điều trị sâu răng ở trẻ em phổ biến hiện nay là lấy tủy và trám răng, điều trị bằng fluoride…

Để ngăn ngừa sâu răng, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng trẻ không ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc uống quá nhiều đồ uống có đường cũng như vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Sâu răng trẻ em là gì?

Sâu răng trẻ em cũng giống như các loại sâu răng khác. Tình trạng này xảy ra khi men răng bị phá hủy. Men răng là lớp cứng bên ngoài của răng. Trẻ em có nguy cơ bị sâu răng ngay từ khi mọc chiếc răng đầu tiên.

Theo các nghiên cứu, sâu răng là một trong những bệnh mãn tính thường gặp ở trẻ em. Trẻ em bị sâu răng thường xuyên hơn người lớn. Điều này là do men răng của trẻ em thường mỏng và nhạy cảm hơn.

Giống như ở người lớn, sâu răng sữa xảy ra ở trẻ em khi vi khuẩn phân hủy đường thành axit và làm hỏng chúng. Để ngăn ngừa sâu răng, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng trẻ không ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc uống quá nhiều đồ uống có đường cũng như vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Sâu răng ở trẻ em cũng giống như các loại sâu răng khác

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Thói quen bú sữa bình vào ban đêm

Trẻ bú bình ban đêm rất dễ bị sâu răng. Nguyên nhân là do sữa có chứa đường và có thể bám vào răng trong nhiều giờ mà không được làm sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Trẻ ăn nhiều đồ ngọt

Nguyên nhân răng trẻ em bị sâu hầu hết là do thói quen ăn uống. Hàm lượng đường cao trong thực phẩm mà trẻ em ăn ảnh hưởng tới răng của chúng. Trẻ em thích ăn đồ ngọt, và tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều đường rất dễ bị sâu răng.

Ngoài ra, việc uống nhiều nước ép trái cây, nước ngọt, sữa… ở trẻ cũng có thể dẫn đến sâu răng. Đường và màu thực phẩm trong những loại nước uống này sẽ tăng nguy cơ làm hỏng men răng.

Nguyên nhân sâu răng ở trẻ hầu hết là do thói quen ăn uống

Thiếu khoáng chất fluoride

Fluoride có trong nhiều loại thực phẩm và nước uống, nó có tác dụng bảo vệ răng và giúp phục hồi những tổn thương của răng giai đoạn đầu. Khoáng chất này được thêm vào nước máy, kem đánh răng và nước súc miệng. Trẻ em thiếu chất fluoride sẽ dễ bị sâu răng hơn những đứa trẻ khác.

Tình trạng sức khỏe

Trẻ em có tình trạng sức khỏe không tốt cũng có thể tăng nguy cơ bị sâu răng. Nếu trẻ bị dị ứng mãn tính, chúng có thể phải thở bằng miệng, khiến miệng bị khô. Khô miệng là một trong những yếu tố gây tình trạng sâu răng.

Dấu hiệu nhận biết sâu răng ở trẻ em

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sâu răng phụ thuộc vào mức độ và vị trí sâu răng. Khi mới bắt đầu sâu răng, trẻ có thể không có bất cứ triệu chứng nào. Khi sâu răng tiến triển, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể phát triển. Có thể kế đến như sau:

  • Răng bị đổi màu ở một số vùng, một số đốm trên mặt nhai hoặc giữa các răng.
  • Đau răng khi nhai hoặc đau tự phát không rõ nguyên nhân.
  • Răng nhạy cảm, đau nhói khi ăn đồ ngọt, lạnh hoặc nóng hoặc khi thức ăn còn kẹt giữa các răng.
  • Xuất hiện lỗ nhỏ trên bề mặt răng.
  • Bề mặt xung quanh vết sâu chuyển sang màu nâu, màu đen.

Sâu răng không được điều trị kịp thời sẽ phát triển thành bệnh lý tủy răng gây đau nhức dai dẳng. Nhiễm trùng lâu ngày có thể lan rộng quanh chân răng và gây áp xe, sưng tấy. Trường hợp nặng có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng huyết, điều trị khó khăn và tốn kém.

Các dấu hiệu của bệnh sâu răng phụ thuộc vào mức độ và vị trí sâu răng

Phương pháp điều trị sâu răng ở trẻ em

Lấy tủy và Trám răng

Sâu răng nặng có thể dẫn đến viêm tủy, làm hỏng tủy răng, vì vậy trẻ có thể cần nhổ răng để ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng. Khi sâu răng lan đến tuỷ, các bác sĩ có thể giảm nguy cơ phải nhổ răng bằng cách điều trị tủy, sau đó sử dụng vật liệu chụp thép để bảo vệ chiếc răng bị tổn thương và ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng.

Đối với răng bị sâu nhẹ, phần răng sâu sẽ được bác sĩ loại bỏ, làm sạch và trám lại.

Để bảo tồn những chiếc răng bị sâu nặng, bác sĩ thường chỉ định gắn chụp thép cho trẻ em

Nhổ răng

Nếu răng bị tổn thương nặng và không thể phục hồi do nhiễm trùng thì nên nhổ bỏ để tránh lây lan sang các răng bên cạnh.

Quy trình nhổ răng trẻ em được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Khám và tư vấn

Ở bước này, bác sĩ thăm khám tổng quát cho bé và thực hiện các xét nghiệm cơ bản bằng mắt thường và máy móc như: máy chụp cắt lớp CT 3D, phim X-quang để có hình ảnh hoàn chỉnh xác định chính xác tình trạng răng, sau đó thông báo cho phụ huynh về tình trạng răng miệng và cách điều trị.

Bước 2: Gây tê

Để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ, an toàn và không gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê. Đây là bước cần thiết trước khi thực hiện nhổ răng, tránh để trẻ không cảm thấy đau khi nhổ và ảnh hưởng đến tinh thần lo lắng, sợ đau khi nhổ răng sau này.

Bước 3: Nhổ răng

Nhổ răng tại Nha khoa Nhân Tâm là một thao tác khá đơn giản, diễn ra nhanh chóng chỉ trong vài phút. Tại nha khoa có nhiều thiết bị giúp hỗ trợ quá trình nhổ răng thuận lợi, không gây đau đớn, không để lại biến chứng nguy hiểm.

Bước 4: Cầm máu

Cầm máu là điều cần thiết để giữ cho vùng bị thương không bị chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng. Bác sĩ sẽ cầm máu bằng kem co mạch. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn về cách chăm sóc thích hợp và hẹn lịch tái khám.

Nếu răng bị tổn thương nặng và không thể phục hồi do nhiễm trùng thì nên nhổ bỏ

Điều trị bằng fluoride

Phương pháp này giúp phục hồi men răng bị tổn thương ở giai đoạn đầu bé bị sâu răng. Nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy trên răng của trẻ xuất hiện những vết ố trong giai đoạn này. Bác sĩ có thể bôi florua ở dạng gel, bọt,… để che đi những lỗ sâu nhỏ và cung cấp khoáng chất cần thiết cho răng.

Ngoài ra, bé có thể được chỉ định dùng kem đánh răng có lượng fluoride thích hợp để sửa chữa những tổn thương trên bề mặt răng và phục hồi bề mặt răng.

Cách phòng ngừa sâu răng trẻ em

Bạn có thể giúp ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em cần lưu ý những cách dưới đây:

  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Bạn nên làm sạch khoang miệng cho trẻ bằng gạc hoặc nước muối loãng. Khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện, hãy đánh răng cho con bạn bằng bàn chải đánh răng có lông mềm và sử dụng kem đánh răng có fluoride.
  • Hạn chế cho trẻ bú bình khi đi ngủ: Điều này nhằm ngăn răng trẻ tiếp xúc với đường dễ gây nhiễm trùng, nghẹt thở và sâu răng.
  • Súc miệng thường xuyên: Đảm bảo rằng con bạn súc miệng kỹ sau khi ăn, uống đồ uống có tính axit và đường.
  • Dùng nước có fluoride: Chất fluoride giúp bảo vệ răng của trẻ khỏi vi khuẩn gây sâu răng. Nếu sử dụng nước không có chất fluoride, hãy hỏi bác sĩ về việc bổ sung khoáng chất này.
  • Uống nước, sữa và các chất lỏng khác từ ly thay vì bình: Khi được một tuổi, hãy tập cho bé uống chất lỏng bằng cốc hoặc ly thay vì dùng bình bú. Điều này có thể giúp làm giảm nguy cơ sâu răng.
  • Hạn chế dùng thực phẩm nhiều đường: Hãy kiểm soát việc trẻ ăn thực phẩm có đường. Khoai tây chiên, kẹo, thạch, bánh ngọt, kem… có chứa đường là mối nguy hại cho sức khỏe răng miệng nếu trẻ ăn quá nhiều.
  • Khám răng định kỳ: Từ khi trẻ được 1 tuổi hoặc khi trẻ bắt đầu mọc răng, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra các bất thường về răng miệng. Duy trì sức khỏe răng miệng của con bạn sẽ giúp giảm các nguy cơ dẫn đến sâu răng.

Ba mẹ nên xây dựng cho bé những thói quen lành mạnh tránh gây sâu răng

Hy vọng bài viết trên đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề sâu răng trẻ em. Mọi thông tin chi tiết đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm để được thăm khám và tư vấn tốt nhất nhé!