Răng trám lâu năm bị nhức là triệu chứng cho thấy đã có vấn đề xuất hiện tại vết trám. Nguyên nhân có thể là do vỡ, mẻ hoặc bong nứt làm cho thức ăn và vi khuẩn xâm nhập vào bên trong răng, gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp vết trám không có vấn đề gì mà triệu chứng đau nhức xuất hiện do các thương tổn tại lợi, nướu và chân răng.
Khi gặp triệu chứng này, tốt nhất bạn nên tới nha khoa để thăm khám trong thời gian sớm nhất và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp chưa thể đi khám ngay, bạn có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh hoặc uống thuốc giảm đau.
Nguyên nhân dẫn đến răng trám lâu năm bị nhức
Đau nhức sau khi trám răng lâu năm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng ăn nhai và sức khỏe của bạn. Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến triệu chứng trên:
Tay nghề bác sĩ không tốt
Bác sĩ thực hiện không đủ năng lực chuyên môn, trình độ non kém thì khi tiến hành có thể đặt miêng trám sai vị trí hoặc khiến miếng trám bị đứt. Từ đó khiến phần mô răng bên trong vốn đã suy yếu lại bị lộ ra ngoài, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, môi trường axit trong khoang miệng gây ra cảm giác sưng đau và ê nhức.
Bên cạnh đó, những người bị viêm tủy, sâu răng nặng mà không được chữa trị hoàn toàn trước khi trám do bác sĩ thiếu kinh nghiệm, chuyên môn sẽ khiến cho tình trạng bệnh lý ngày càng tiến triển nặng gây khó chịu, sưng đau.
Vật liệu trám răng kém chất lượng
Vật liệu trám nếu không đảm bảo chất lượng sẽ khiến khách hàng đau nhức sau khi trám răng
Nếu sử dụng vật liệu trám răng kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng có thể khiến khách hàng bị kích ứng. Từ đó, gây ra triệu chứng đau nhức, ê buốt kéo dài, thậm chí là sứt mẻ, bào mòn khi ăn nhai.
Quá trình chăm sóc răng không khoa học
Đây là yếu tố thuộc về khách hàng. Không ít trường hợp sau khi trám răng đã chủ quan trong việc chăm sóc, ăn uống và vệ sinh dẫn đến đau nhức sau khi trám răng.
Đơn giản như các thói quen dùng răng cạy mở đồ vật, nhai đá,… khiến cho miếng trám bị sứt mẻ, nứt vỡ, dẫn tới hệ lụy là đau nhức, ê buốt răng,…
Cách khắc phục tình trạng răng trám lâu năm bị nhức
Khi những cơn đau nhức này làm phiền bạn, hãy tham khảo và áp dụng một số biện pháp sau đây:
Cách khắc phục đau nhức sau khi trám răng lâu năm đơn giản tại nhà
Nếu răng trám lâu năm bị nhức mà bạn chưa thể đến nha khoa để thăm khám ngay thì có thể lựa chọn những cách dưới đây để cải thiện cơn đau:
- Chườm đá lạnh lên vị trí răng trám trong khoảng 15 phút để giảm cảm giác đau nhức.
- Dùng một số loại thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen hoặc acetaminophen.
Có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn để làm dịu triệu chứng đau nhức sau khi trám răng
Lưu ý: Sau khi sử dụng thuốc mà dấu hiệu đau nhức, ê buốt không thuyên giảm thì bạn cần tới trung tâm nha khoa để thăm khám kỹ lưỡng và có biện pháp xử lý kịp thời.
Cách khắc phục đau nhức sau khi trám răng lâu năm tại trung tâm nha khoa
Khi thăm khám tại nha khoa, các bác sĩ sẽ giúp bạn đánh giá nguyên nhân và dựa vào đó để chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất trong từng trường hợp. Cụ thể:
- Nếu hiện tượng ê nhức xảy ra do vết trám cũ bị nứt vỡ, hở hoặc tủy viêm chưa được điều trị triệt để thì bạn sẽ cần chụp X – quang để đánh giá tình trạng, mức độ viêm. Tiếp theo, miếng trám cũ sẽ được tháo ra, điều trị viêm tủy và trám lại từ đầu.
- Miếng trám cũ cũng cần được thay thế nếu nguyên nhân dẫn đến đau nhức là do chất liệu trám răng không tốt. Bác sĩ sẽ trám lại răng cho bạn bằng vật liệu chất lượng cao hơn, bảo đảm độ sát khít với răng thật và ngăn ngừa dẫn nhiệt gây đau nhức.
- Trường hợp đau nhức do gặp phải các vấn đề nha chu thì khách hàng sẽ được thăm khám tổng quát, đánh giá tình trạng răng trám và chữa trị triệt để các bệnh lý gây đau nhức.
Cách phòng tránh đau nhức sau khi trám răng
Vệ sinh răng hàng ngày là một biến pháp phòng tránh răng trám lâu năm bị nhức
Để tình trạng răng trám lâu năm bị nhức không diễn ra, bạn hãy chú ý tới một số vấn đề sau đây:
- Khi làm vệ sinh răng hàng ngày, nên chải nhẹ nhàng trên răng và nướu, tránh lực tác động khiến vết trám bị ảnh hưởng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa bám tại kẽ răng cũng như các vi khuẩn gây hại.
- Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều axit, đồ ăn quá lạnh, quá nóng, quá dai hoặc quá cứng.
- Súc miệng sau khi ăn để tránh men răng bị bào mòn do axit trong thực phẩm.
- Đặc biệt, bạn cần chọn lựa các trung tâm nha khoa uy tín để đảm bảo các yếu tố về tay nghề bác sĩ, chất lượng vật liệu,…
Trên đây là các thông tin liên quan đến răng trám lâu năm bị nhức. Nếu bạn còn băn khoăn nào cần được giải đáp thì đừng ngần ngại mà hãy gọi cho Phòng khám nha khoa Nhân Tâm ngay theo số điện thoại 1900 56 5678 nhé.