TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trám răng lấy tủy giá bao nhiêu? Quy trình như thế nào?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 15.939
Trám răng lấy tủy vốn là một phương pháp điều trị sâu răng, viêm tủy để bảo tồn răng thật được lâu dài. Nhưng không phải ai cũng có thể nắm rõ phương pháp này, cùng mình tham khảo quy trình và chi phí trám răng lấy tủy giá bao nhiêu nhé!

Trám răng lấy tủy hay điều trị tủy răng đều là giải pháp tối ưu trong việc điều trị các bệnh lý về tủy răng. Phương pháp này giúp bạn thoát khỏi tình trạng bị đau răng và bảo tồn tối đa cấu trúc thật của răng. Muốn hiểu rõ trám răng lấy tủy giá bao nhiêu, quy trình ra sao thì hãy đọc bài viết bên dưới nhé!

Phương pháp trám răng lấy tủy là gì?

Trám răng lấy tủy là quá trình kết hợp giữa việc trám răng và lấy tủy răng. Trong đó bác sĩ sẽ lấy tủy răng và làm sạch trước khi trám lại các lỗ sâu hoặc những phần sứt mẻ của răng.

Đối với các trường hợp răng bị sâu nặng, làm tổn thương đến tủy răng gây viêm tủy hoặc chết tủy, thì các bác sĩ bắt buộc phải lấy tủy trước khi trám răng. Trám răng lấy tủy đòi hỏi bác sĩ phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cao thì mới đảm bảo được sự an toàn cho bạn.

Phương pháp trám răng lấy tủy

Trường hợp nào nên đi điều trị tủy răng?

Chữa tủy răng chỉ được yêu cầu khi tủy răng của bạn đã bị tổn thương do nhiễm trùng. Bệnh thường được đoán bệnh bằng phương pháp chụp X-quang và khám lâm sàng, kết hợp với thử nghiệm (test). Tủy răng bắt đầu chết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và lây lan một cách nhanh chóng.

Dưới đây là các triệu chứng khi bị nhiễm trùng tủy răng:

  • Đau khi ăn hoặc uống đồ đồ nóng hoặc lạnh.
  • Khi cắn hoặc nhai luôn cảm thấy đau nhức
  • Răng bị lung lay

Một điều đáng ngạc nhiên là các triệu chứng này sẽ thường biến mất khi nhiễm trùng đã tiến triển và tủy răng đã chết. Bạn sẽ nghĩ răng của mình đã lành, nhưng trên thực tế, tình trạng nhiễm trùng đã lây lan vào hệ thống ống tủy. Bắt đầu diễn biến nặng hơn vào vùng chóp chân răng (trong xương hàm). Gây ra các bệnh lý như nang xung quanh chóp răng, áp xe chóp răng. Kèm theo các các triệu chứng khác như:

  • Tình trạng đau nhức sau khi cắn hoặc nhai.
  • Bị sưng nướu răng
  • Có mủ chảy ra từ răng.
  • Mặt bị sưng phồng
  • Răng bắt đầu sẫm màu hơn.

Khi tình trạng trở nặng, bạn nên đến nha khoa ngay để điều trị. Nếu răng của bạn đã bị nhiễm trùng, tủy răng không thể tự chữa lành sẽ càng trở nên nghiêm trọng khi không được điều trị kịp thời. Bạn có thể dùng thuốc kháng sinh (loại thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn), nhưng nó không có hiệu quả trong việc phục hồi nhiễm trùng tủy răng, chỉ có các tác dụng hỗ trợ.

Chi phí trám răng lấy tủy giá bao nhiêu?

Phương pháp trám răng lấy tủy sẽ được chỉ định đối với những người bị sâu răng viêm tủy. Giá lấy tủy răng (hút tủy) sẽ dao động từ 500.000 – 2.000.000 VNĐ/răng. Ngoài ra, mức chi phí trám răng lấy tủy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ phức tạp của răng, cơ sở vật chất và công nghệ áp dụng,...

Quy trình trám răng lấy tủy tại nha khoa

Bước 1: Khâu chuẩn bị

Trước khi lấy tủy răng, bác sĩ có thể chụp X-quang tại vị trí răng bị ảnh hưởng. Điều này giúp họ nhìn rõ hình ảnh của ống tủy và đánh giá mức độ tổn thương. Điều trị tủy răng sẽ được thực hiện sau khi bác sĩ đã tiến hành gây tê tại chỗ để tránh cơn đau hoặc khó chịu trong quá trình trám răng lấy tủy. Có một vài trường hợp tủy răng đã chết (hoại tử), không còn cảm giác thì có thể bỏ qua bước sử dụng thuốc gây tê.

Quy trình trám răng lấy tủy tại nha khoa

Bước 2: Tiến hành lấy tủy răng

Sau khi răng đã được gây tê, bác sĩ sẽ đặt 1 tấm cao su bảo vệ vào, được gọi là “đê cao su” (dental dam). Tấm cao su này có tác dụng cô lập răng cần điều trị tủy khỏi nước bọt và giữ răng được sạch khuẩn trong suốt quá trình điều trị.

Ngoài ra, tấm cao su còn giúp bạn không nuốt hoặc hít phải hóa chất khi bác sĩ phẫu thuật. Bác sĩ nội nha sẽ mở một đường vào buồng tủy nằm trên thân răng. Sau đó dùng các dụng cụ rất nhỏ là các cây trâm nội nha để lấy sợi tủy (gân máu) ra.

Tiếp theo sẽ làm sạch buồng tuỷ răng và các ống tủy trong chân răng. Các ống này được thiết kế với tạo hình dạng thuôn dài để chuẩn bị cho giai đoạn trám ống tủy.

Việc làm sạch ống tủy sẽ mang tính quyết định đến sự tiêu diệt vi khuẩn nằm sâu bên trong chân răng. Thời gian để thực hiện bước này khá lâu, còn tùy thuộc vào mức độ phức tạp của hình dạng ống tủy chân răng (nhiều biến thể).

Bước 3: Trám ống tủy

Sau khi đã lấy toàn bộ tủy răng, bác sĩ sẽ làm sạch và nong rộng phần ống tủy. Ống tủy thường khá hẹp nên sẽ gây khó khăn cho việc trám răng. Ngoài ra, nếu mở quá rộng có thể làm lộ ra tất cả các lỗ ống tủy, điều này khiến cấu trúc răng dễ bị yếu đi.

Sau khi buồng tuỷ và ống tủy được làm sạch, bác sĩ sẽ trám bít chúng lại bằng vật liệu có tính tương hợp sinh học. Vật liệu trám sẽ mềm như cao su và có tên gọi là Gutta-percha. Kèm theo các cây gutta-percha - một loại xi-măng lỏng để đảm bảo tính khít của việc trám.

Trám ống tủy

Thông thường bác sĩ chỉ trám tạm thời phần bên trên của răng, khi nào xác định điều trị tủy thành công thì bác sĩ mới bắt đầu trám phục hồi răng vĩnh viễn. Nếu việc điều trị được tiến hành nhiều lần, nha sĩ có thể nhỏ một lượng nhỏ thuốc vào ống tủy trước để làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại.

Nếu bạn cảm thấy mình đang có các triệu chứng do nhiễm trùng, chẳng hạn như đau tăng lên hoặc sưng tấy. Bạn có thể dùng thuốc kháng sinh để kiểm soát và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Với các thông tin về trám răng lấy tủy giá bao nhiêu ở trên, hy vọng các bạn đã tìm được nha khoa điều trị thích hợp. Nếu vẫn chưa có nơi điều trị uy tín, các bạn có thể đến nha khoa Nhân Tâm để được thăm khám và tư vấn miễn phí.