TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Hôi miệng: nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 4,784
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng. Người bị hôi miệng thường cảm thấy bối rối, mất tự tin khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân và cách chữa hôi miệng là gì?

Hôi miệng không phải là bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng sẽ khiến bạn cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Nếu bệnh không được điều trị sẽ khiến chúng ta mắc tâm lý nặng nề do ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh.

Nguyên nhân hôi miệng

Nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng là do sự giải phóng các hợp chất sulphur dễ bay hơi trong khoang miệng. Dưới đây là các nguyên nhân khiến hợp chất này bị bay hơi.

Hôi miệng do vi khuẩn

Hợp chất sulphur dễ bay hơi là do các vi khuẩn kỵ khí phân giải protein Gram âm. Những vi khuẩn này thường định vị ở vùng ứ đọng của miệng, như các túi nha chu, bề mặt lưỡi hay vùng kẽ giữa các răng và trong sang thương sâu răng.

Nguyên nhân hôi miệng tạm thời

Khi ăn uống các loại thực phẩm có chứa chất làm khô miệng, như rượu, thuốc lá, hoặc các thực phẩm cung cấp hàm lượng protein, lượng đường cao như sữa, khi phân huỷ trong miệng sẽ làm giải phóng các amino axit chứa rất nhiều hợp chất sulphur.

Hành, tỏi cũng là các loại thực phẩm có chứa hàm lượng sulphur cao, có thể đi xuyên qua lớp lót đường ruột vào trong máu, sau đó giải phóng vào trong phổi rồi bốc hơi ra ngoài.

Hút thuốc lá vừa làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi, vừa tình trạng hôi miệng trầm trọng thêm, do nó ảnh hưởng và làm khô niêm mạc miệng.

Hút thuốc lá sẽ làm tình trạng hôi miệng thêm trầm trọng

Hơi thở có mùi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy cũng có liên quan đến việc giảm sản xuất và tiết nước bọt, dẫn tới làm khô miệng tạm thời và gây hôi miệng.

Nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ miệng

  • Các bệnh nha chu và nướu như viêm nướu, viêm nha chu, hoặc viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính, viêm quanh thân răng, viêm quanh implant, áp xe gây ra hôi miệng.
  • Vết lở loét do ác tính, nguyên nhân tại chỗ, aphthous hay tác dụng của một số thuốc cũng là nguyên nhân hôi miệng.
  • Giảm tiết nước bọt tuổi tác, sử dụng dùng thuốc, xạ trị, hoá trị, hội chứng Sjogren gây hôi miệng.
  • Vệ sinh răng miệng không kỹ, còn lớp cặn lưỡi, hoặc do nhiễm nấm Candida cũng gây ra bệnh hôi miệng.
  • Lắng đọng các mảnh vụn trên các dụng cụ chỉnh nha như răng giả, khí cụ,... là một trong những nguyên nhân hôi miệng.
  • Các bệnh về xương như viêm tủy xương, hoại tử xương, hoặc viêm ổ răng khô và bệnh ác tính khác cũng có thể gây hôi miệng.

Xem thêm: Những thực phẩm gây hôi miệng mà bạn cần biết!

Cách ngăn ngừa và điều trị bệnh hôi miệng hiệu quả

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Thức ăn chứa đường và tinh bột còn bám lại quanh răng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và tấn công răng của bạn. Do đó, việc làm sạch lưỡi và các kẽ răng sau mỗi bữa ăn là yếu tố quan trọng để ngừa hôi miệng cũng như sâu răng.

Theo lời khuyên của hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ, nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để loại bỏ tối đa những thức ăn còn bám lại trên răng.

Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ các mảng bám

Uống nhiều nước

Nếu cơ thể không đủ nước, môi trường trong miệng khô thì sẽ khiến cho vi khuẩn hoạt động càng mạnh. Việc uống nhiều nước không những tốt cho cơ thể mà còn tạo không khí ẩm ướt, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn và pha loãng nồng độ lưu huỳnh đã hình thành trong miệng, ngăn cản mùi khó chịu phát ra từ miệng.

Điều trị các bệnh lý về răng miệng (nếu có)

Các bệnh về răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng, sâu răng,… cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hôi miệng. Do đó, bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín để được các bác sĩ tư vấn, thăm khám và điều trị triệt để tình trạng bệnh.

Chú ý trong việc dùng nước súc miệng

Không phải loại nước súc miệng nào cũng tốt và có thể điều trị hôi miệng hiệu quả. Phần lớn nước súc miệng trên thị trường có thành phần cồn, gây khô miệng và làm cho chứng hôi miệng trở nên nặng nề hơn.

Vì thế, bạn nên lựa chọn các loại nước súc miệng có chứa chlorine clioxide (CIO2) có khả năng phân hủy hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và có tính diệt khuẩn.

Cần lựa chọn nước súc miệng có chứa ClO2 vì có tình diệt khuẩn cao

Khám răng định kỳ

Để ngăn ngừa và điều trị bệnh hôi miệng hiệu quả, bạn nên tập thói quen chăm sóc răng miệng thật kỹ lưỡng, khoa học bằng cách khám răng định kỳ và lấy vôi răng đều đặn 6 tháng/lần.

Đừng để những căn bệnh liên quan đến răng và các bệnh lý răng miệng trở nên trầm trọng mới đi khám. Hơn nữa, việc đi khám răng định kỳ giúp tìm ra nguyên nhân chính xác mới có thể kịp thời điều trị.

Hy vọng những cách ngăn ngừa và điều trị bệnh hôi miệng trên có thể giúp bạn tự bảo vệ mình khỏi những “rắc rối” không đáng có, lấy lại tự tin trong giao tiếp, công việc cũng như trong cuộc sống. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm để được hỗ trợ chi tiết nhất!