Dưới đây, Nha khoa Nhân Tâm sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu ở 5 thời kỳ quan trọng nhất:
Trước khi mang thai
Các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo chị em nên khám sức khỏe tổng quát trước khi thụ thai để phòng tránh các bệnh ảnh hưởng đến thai kỳ. Đặc biệt, việc kiểm tra răng miệng cũng rất quan trọng, vì một số bệnh lý răng miệng có thể dẫn đến sinh non ở phụ nữ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số điều bạn cần làm về cách chăm sóc răng miệng của mình:
- Đánh răng ít nhất 3 lần một ngày, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
- Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng có chứa florua để tăng cường răng và nướu của bạn.
- Làm sạch miệng của bạn kỹ lưỡng bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng.
Chăm sóc răng miệng trong thai kỳ rất quan trọng
Ở 3 tháng đầu thai kỳ
Khi mang thai 3 tháng đầu, bà bầu thường cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu do ốm nghén. Chính vì vậy mà nhiều người lơ là trong việc chăm sóc răng miệng. Để chăm sóc răng miệng cho bà bầu tốt nhất, phụ nữ ở giai đoạn này cần lưu ý:
- Đánh răng bằng kem đánh răng có chứa florua ít nhất hai lần một ngày có thể ngăn ngừa các bệnh răng miệng và trị hôi miệng hiệu quả.
- Sau khi ăn, mẹ nên hình thành thói quen dùng chỉ nha khoa để loại bỏ cặn thức ăn giữa các kẽ răng.
- Từ bỏ thói quen dùng tăm xỉa răng vì chúng có thể gây hại cho nướu của bạn.
- Phụ nữ mang thai cũng nên sử dụng các loại nước súc miệng có chứa hoạt chất tái tạo men răng. Đảm bảo lựa chọn những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với phụ nữ mang thai.
Phụ nữ khi mang thai nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng
Xem thêm: Viêm nướu ở thai phụ: nguy hiểm hơn vẫn tưởng
Ở 3 tháng giữa của thai kỳ
Trong tam cá nguyệt thứ hai, bà bầu sẽ có cảm giác thèm ăn và bắt đầu ăn nhiều bữa hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh răng miệng. Vì vậy, các phương pháp chăm sóc răng miệng cho bà bầu trong giai đoạn này là:
- Chú ý chế độ ăn uống hàng ngày bổ sung nhiều vitamin C, canxi và vitamin B12 để giúp răng chắc khỏe, đáp ứng và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách và uống nhiều nước để chống khô miệng.
- Đây là giai đoạn bạn có thể làm sạch và trám răng bình thường, tuy nhiên bạn cần phải tuân theo những chỉ định cụ thể của bác sĩ.
- Các nha sĩ thường khuyên không nên tẩy trắng răng trong thời gian này.
Bổ sung nhiều Vitamin C, canxi và vitamin B12 sẽ giúp răng chắc khỏe hơn
Ở 3 tháng cuối của thai kỳ
Đây là thời điểm quan trọng, nhiều bà bầu thường cảm thấy lo lắng khi gần đến ngày “sinh nở”. Vì vậy, ở giai đoạn này, các bác sĩ thường khuyên thai phụ:
- Để tránh ảnh hưởng đến răng miệng, nên điều trị răng miệng trong 6 tuần cuối của thai kỳ.
- Đánh răng và súc miệng sau mỗi bữa ăn. Súc miệng bằng nước muối ấm là một cách tuyệt vời để loại bỏ vi khuẩn khỏi miệng.
- Giữ chế độ ăn uống khoa học có lợi cho thai nhi và bảo vệ răng miệng.
Chế độ ăn uống khoa học sẽ tốt cho thai nhi và giúp bảo vệ răng chắc khỏe
Chăm sóc răng miệng sau khi sinh
Sau khi sinh, tuy không phải lo lắng về ảnh hưởng của các bệnh răng miệng đến thai nhi nhưng bà bầu lúc này cũng không thể bỏ qua việc chăm sóc răng miệng:
- Bạn không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể khiến răng bị ê buốt.
- Luôn giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng súc miệng sau mỗi bữa ăn.
- Mẹ nên uống thêm sữa, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung canxi, giúp răng chắc khỏe, cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng. Cạo vôi răng 6 tháng một lần để ngăn ngừa sự hình thành của vi khuẩn gây sâu răng và viêm lợi.
Phụ nữ mang thai phải luôn giữ răng miệng sạch sẽ
Trên đây là những hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho bà bầu mà bạn có thể tham khảo và áp dụng trước khi có ý định thụ thai. Nếu cần được hỗ trợ và tư vấn về các vấn đề răng miệng, điều trị bệnh, bạn có thể đến với Nha khoa Nhân Tâm - Địa chỉ nha khoa uy tín, nơi đáp ứng mọi yêu cầu giúp bạn luôn có một hàm răng chắc khỏe khi mang thai.