TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Vì sao răng bị nhạy cảm sau khi trám răng

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 3,443
Răng nhạy cảm sau trám răng là hiện tượng thường gặp và sẽ biến mất sau vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng này trở nên trầm trọng theo thời gian thì cần đi khám lại răng để tìm nguyên nhân và điều trị sớm, tránh gây đau nhức lâu dài.

Những lý do phổ biến khiến răng ê buốt sau khi trám là: làm sạch sâu răng không hoàn toàn, điều trị viêm tủy răng không triệt để, ngà răng bị dịch chuyển trong ống tủy răng do áp lực nén của vật liệu trám gây ra. Trám răng, chăm sóc răng miệng kém.

Răng ê buốt sau khi trám cần được bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp nhất. Đối với trường hợp ê buốt do sâu răng, viêm tủy thì cần phải điều trị và trám lại triệt để, còn nếu do không đúng kỹ thuật hoặc miếng trám bị cong vênh, hở lợi thì sẽ phải thay miếng trám mới.

Răng có nhạy cảm hơn sau khi trám?

Trám răng là thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ các vết sâu răng và lấp đầy chúng bằng các vật liệu được chọn như vàng, bạc, nhựa composite hoặc sứ.

Vài giờ sau khi trám răng, mặt vẫn có thể cảm thấy hơi tê, ngứa ran hoặc sưng húp gây khó khăn cho việc ăn, nuốt, nói và cử động. Nha sĩ thường khuyên không nên ăn hoặc uống trong vài giờ đầu sau trám răng để hạn chế nguy cơ cắn vào lưỡi hoặc má.

Những cảm giác này sẽ biến mất khi hết tác dụng của thuốc gây tê. Tuy nhiên, trong những tuần tiếp theo, có thể răng nhạy cảm vẫn tiếp tục xảy ra trong quá trình thích nghi với miếng trám mới.

Răng nhạy cảm sau trám răng biểu hiện rõ ràng khi tiếp xúc với một số loại tác nhân nhất định, thông thường là cảm giác đau đột ngột rồi lại biến mất, các tác nhân đó gồm:

  • Thực phẩm hoặc đồ uống lạnh như kem, kem que hoặc đồ uống có đá
  • Đồ uống nóng như cà phê hoặc trà
  • Không khí len vào các kẽ răng như thở bằng miệng, răng nhạy cảm hơn khi đó là không khí lạnh
  • Thực phẩm có đường như kẹo, bánh ngọt
  • Thực phẩm và đồ uống có tính axit như trái cây, nước trái cây và cà phê
  • Nhai thức ăn

Răng nhạy cảm sau trám biểu hiện rõ ràng khi tiếp xúc với một số loại tác nhân nhất định

Biến chứng sau trám răng?

Răng nhạy cảm sau trám răng là bình thường và mang tính chất tạm thời. Tuy nhiên, một số trường hợp răng nhạy cảm kéo dài thì cần phải đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị ngay. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây răng nhạy cảm sau trám răng:

Kích thích dây thần kinh

Lớp men răng có tác dụng bảo vệ dây thần kinh khỏi bị phơi nhiễm, nhưng các miếng trám, đặc biệt là miếng trám sâu có thể tiến gần dây thần kinh gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong răng. Do đó, sau trám răng, dây thần kinh bên trong răng cần vài ngày đến vài tuần để lành lại. Trong khoảng thời gian này, tình trạng ê buốt có thể xảy ra khi gặp tác nhân kích thích nó.

Khi dây thần kinh lành lại, cảm giác răng nhạy cảm sẽ biến mất, bạn sẽ không cảm thấy có sự khác biệt nào giữa răng đã trám và các răng khác.

Căn chỉnh khớp cắn không chính xác

Nếu miếng trám không thẳng hàng mà quá cao so với các răng khác thì có thể tăng áp lực khi cắn gây đau và ê buốt. Thông thường, khớp cắn sẽ tự điều chỉnh trong quá trình ăn uống hàng ngày sau một vài tuần, tình trạng răng nhạy cảm theo đó cũng biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cảm giác đau tăng lên theo thời gian hoặc gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn thì nên đi khám để kiểm tra lại khớp cắn. Khi kiểm tra lại, nha sĩ có thể mài bớt điểm cao của miếng trám để vừa khít với khớp cắn, loại bỏ cảm giác đau và khó chịu.

Xem thêm: Trám răng lấy tủy có đau không?

Viêm tủy răng

Răng bị viêm tuỷ

Viêm tủy răng là tình trạng viêm nhiễm sâu bên trong răng, gây cảm giác đau nhức và ê buốt cho răng. Bệnh ít gặp khi trám miếng nhỏ, nhưng có thể xảy ra khi:

  • Răng đã bị chấn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn dẫn đến răng bị nứt hoặc gãy.
  • Lỗ sâu răng rất sâu, đến lớp tủy răng.
  • Răng đã trải qua nhiều lần trám răng hoặc thực hiện các thủ thuật khác.

Áp xe răng

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng trong các dây thần kinh của răng, trong đó tác nhân chính là răng bị sâu, bệnh nướu răng hoặc nứt răng. Các triệu chứng của áp xe răng bao gồm:

  • Đau răng dữ dội
  • Răng nhạy cảm
  • Đỏ trên nướu
  • Hôi miệng
  • Vết sưng giống như mụn hoặc nhọt trên nướu răng
  • Sốt

Áp xe răng cần được chăm sóc y tế, do đó, khi xuất hiện các triệu chứng trên bạn cần đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị ngay.

Viêm nha chu

Răng bị viêm nha chu

Nướu bị chảy máu khi dùng chỉ nha khoa có thể là dấu hiệu của viêm nha chu, gây ê buốt răng. Điều này là do nướu bị tụt lại làm lộ một phần chân răng, mà chân răng không có men răng để bảo vệ nên gây cảm giác ê buốt khi tiếp xúc.

Các triệu chứng khác của viêm nha chu bao gồm:

  • Nướu đỏ hoặc chảy máu, đặc biệt là trong khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
  • Nướu trông khác thường
  • Răng như đang tách ra
  • Răng lung lay ở người lớn
  • Vết loét hoặc mủ trong miệng
  • Viêm nha chu thường không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu, do đó, bạn nên thường xuyên khám nha khoa để kiểm tra các vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

Cách điều trị răng nhạy cảm sau trám răng

Một số biện pháp sau được các nha sĩ khuyên dùng để điều trị răng nhạy cảm sau trám răng:

Cách điều trị răng nhạy cảm sau khi trám răng

  • Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng dành cho răng nhạy cảm với các sợi lông mềm mại, ít gây kích thích răng hơn.
  • Tránh các loại thức ăn hoặc đồ uống gây ê buốt răng
  • Tránh kem đánh răng và các sản phẩm làm trắng răng vì có thể khiến tình trạng ê buốt trở nên trầm trọng hơn.
  • Súc miệng bằng nước sau khi tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống có tính axit như cà phê và trái cây vì chúng có thể làm mòn men răng.
  • Tránh đánh răng ngay sau khi ăn thực phẩm có tính axit vì có thể làm mất nhiều men răng.
  • Nhai ở bên đối diện với vùng răng được trám

Hi vọng những thông tin chia sẻ trên đây có thể giúp bạn không còn lo lắng về tình trạng ê buốt răng sau khi trám răng. Mọi thắc mắc, cần tư vấn hay có nhu cầu điều trị răng ê buốt sau khi trám răng, bạn hãy đến với Nha khoa Nhân Tâm để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và thăm khám miễn phí.