Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở các vùng mô mềm trên má, môi, hoặc nướu. Những vết loét này thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày, thường không quá lâu và không gây nguy hiểm nhưng rất khó ăn uống.
Các loại thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, Corticosteroid, thuốc kháng nấm, viên uống bổ sung sắt kẽm, vitamin… có tác dụng làm giảm các triệu chứng và giảm đau do lở miệng rất tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc. Ngoài ra bạn cũng cần nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đủ chất và vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở các vùng mô mềm trên má, môi, hoặc nướu. Những vết loét này thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày, thường không quá lâu và không gây nguy hiểm nhưng rất khó ăn uống. Nếu vết loét trong miệng kéo dài đáng kể trên 2 tuần thì bạn nên đi khám.
Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ, nông bên trong môi, má và nướu
Nhiệt miệng có lây không?
Có hai khả năng để trả lời câu hỏi nhiệt miệng có lây không: nếu nhiệt miệng có mủ do vi khuẩn và nấm gây ra, chúng có thể lây sang người khác qua tiếp xúc, thức ăn hoặc môi trường. Khả năng lây nhiễm cao hơn rất nhiều, nếu mủ bị vỡ thì càng dễ lây lan hơn. Trong trường hợp nhiệt miệng do nguyên nhân nội sinh (chủ quan) thì bệnh hoàn toàn không lây.
Các loại thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất
Các loại thuốc thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất có tác dụng làm giảm các triệu chứng và giảm đau do lở miệng rất tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc.
Thuốc kháng sinh
Đối với những trường hợp nhiệt miệng có bội nhiễm thì dùng kháng sinh có tác dụng giảm đau nhanh, giảm sưng tấy và có tác dụng tiêu viêm. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi không được khuyến khích đối với bệnh viêm loét miệng, chỉ dùng trong trường hợp bội nhiễm hoặc theo chỉ định của bác sĩ, việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe.
Thuốc kháng nấm
Thuốc kháng nấm tại chỗ có hiệu quả đối với bệnh nhiệt miệng do nhiễm nấm. Thuốc thường được sử dụng bao gồm: itraconazole, fluconazole hoặc nystatin.
Corticosteroid
Trong trường hợp nặng, nhiệt miệng kéo dài nhiều ngày và không cải thiện do cơ thể thiếu sức đề kháng và nhiều nguyên nhân khác, bác sĩ có thể chỉ định dùng corticoid để kiểm soát bệnh. Thuốc giảm nhiệt miệng nhanh chóng nhưng lại có nhiều tác dụng phụ như rối loạn miễn dịch, viêm loét dạ dày,… Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng corticoid đường uống, chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ để kiểm soát các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Thuốc chống viêm
Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất là gì? Hai loại thuốc chống viêm thường được sử dụng để điều trị nhiệt miệng do vi rút, vi khuẩn hoặc nấm gây ra là colchicine và prednisone. Tuy nhiên, đây là hai loại thuốc kê đơn nên dùng theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau và giúp vết loét nhanh lành.
Khi sử dụng thuốc chữa nhiệt miệng cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ
Viên uống bổ sung sắt, kẽm và vitamin
Thường xuyên bị nhiệt miệng có thể do cơ thể bạn thiếu vitamin, sắt, kẽm hoặc các khoáng chất khác. Lúc này cần bổ sung lượng dinh dưỡng này dưới dạng viên uống bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Đối với nhiệt miệng, nên dùng vitamin B, vitamin C, kẽm, sắt hoặc viên đa vitamin không chỉ cải thiện tình trạng lở miệng, bổ sung đúng nhu cầu còn giúp bồi bổ sức khỏe.
Thuốc điều trị nhiệt miệng có thể dùng ở dạng thuốc bôi, nước súc miệng, viên ngậm hoặc uống. Tùy theo nguyên nhân gây loét mà mỗi loại thuốc có tác dụng khác nhau, do đó ngoài việc dùng thuốc cần phải tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.
Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhiệt miệng ở nướu
Phải làm gì để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng?
Nhiệt miệng tái phát thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Để ngăn ngừa bạn nên áp dụng một số cách sau:
- Tránh nhiệt miệng bằng cách chú ý hơn khi đánh răng hoặc ăn uống để hạn chế làm tổn thương niêm mạc miệng.
- Lập thời gian biểu làm việc và học tập hợp lý để tránh căng thẳng và áp lực. Ngoài ra, cần đánh răng đúng cách hàng ngày để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng
- Uống nhiều nước để đào thải chất độc trong người.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, loại bỏ vi khuẩn và mảng bám, đặc biệt là sau khi ăn. Lưu ý phải sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để quá trình làm sạch đạt hiệu quả cao.
- Trong ngày, cơ thể phải được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Nên ăn các món đã nấu chín, rau, củ, quả,…. Hạn chế thức ăn chiên xào, cay, béo, bổ sung vitamin bằng rau củ quả tươi.
Việc bổ sung vitamin qua rau củ quả tươi khi bị nhiệt miệng là rất cần thiết
Bị nhiệt miệng kiêng ăn gì?
Nếu bạn bị nhiệt nhiệt, bạn nên tránh những gì? Xin lưu ý hãy hạn chế một số thực phẩm sau:
- Cà phê: Cà phê có chứa axit salicylic, chất này gây kích ứng các mô trong miệng và dẫn đến loét miệng nặng hơn.
- Socola: Một số người bị dị ứng với socola và ca cao, có thể biểu hiện thành vết loét trong miệng.
- Thức ăn nóng và nhiều gia vị: Khi bị nhiệt miệng nếu bạn dùng nhiều thức ăn nóng có thể gây phồng rộp, bỏng rát miệng và lưỡi.
- Nên tránh đồ uống có cồn trong giai đoạn bị nhiệt miệng nặng vì chúng chứa một lượng lớn axit gây ảnh hưởng xấu tới vết loét.
Bị nhiệt miệng cần kiêng đồ cay nóng
Vì vậy, trong bài viết này đã chia sẻ đến bạn đọc những thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất và cách phòng ngừa hiệu quả. Mặc dù nhiệt miệng gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn nhưng chúng sẽ tự lành, tuy nhiên chủ động phòng bệnh là điều cần thiết, vì vậy đừng nên quá chủ quan.