TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Đau răng bị sốt – Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 7.150
Đau răng bị sốt là dấu hiệu nguy hiểm chứng tỏ răng của chúng ta đang gặp các vấn đề bất thường và xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Mời các bạn tìm hiểu bài viết sau đây của Nha khoa Nhân Tâm để biết nguyên nhân và cách điều trị của đau răng bị sốt nhé.

Đau răng bị sốt thường do sâu răng, viêm tủy răng, áp-xe răng hoặc biến chứng mọc răng khôn. Khi răng bị đau và hành sốt, bạn cần đến thăm khám tại nha khoa uy tín để tìm nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp.

Nguyên nhân đau răng gây sốt là gì?

Đau răng bị sốt bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân phổ biến như:

  • Sâu răng: Sâu răng là bệnh lý răng miệng thường gặp nhất ở cả trẻ em và người lớn, bao gồm cả sâu răng sữa và sâu răng vĩnh viễn. Sâu răng khi mới chớm sẽ không gây ra cảm giác đau nhức nên thường không được điềm trị sớm, khiến vi khuẩn phát triển và tấn công ngà răng, tủy răng, làm xuất hiện các cơn đau nhức răng từ nhẹ đến nặng. Khi vết sâu gây nhiễm trùng nặng, sẽ gây đau răng, sưng hàm, khó há miệng, khó ăn nhai, sốt, nổi hạch…

Sâu răng gây nhiễm trùng và hành sốt

  • Viêm tủy răng: Răng bị sâu hoặc chấn thương như nứt, gãy, mẻ… gây nguy cơ viêm tủy răng. Tủy răng bị nhiễm trùng sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội. Sốt cũng là một triệu chứng cho thấy tủy răng bị viêm mức độ nghiêm trọng.
  • Áp-xe răng: Đây là biến chứng khi bị viêm tủy răng, viêm nha chu hay sâu răng, chấn thương răng mà không được điều trị kịp thời. Khi bị áp-xe răng, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau răng, ê buốt, xuất hiện túi mủ ở chân răng, chảy máu răng, hôi miệng, sốt, nổi hạch…
  • Mọc răng khôn: Hầu hết mọi người mọc răng khôn đều sẽ trải qua cảm giác đau nhức, khó chịu. Răng khôn hành đau, sốt khi bị viêm lợi trùm, bị sâu hay mọc lệch, mọc ngầm, mọc nghiêng.

Đau răng bị sốt do mọc răng khôn

Cách điều trị đau răng bị sốt

Khi gặp tình trạng đau răng bị sốt, điều cần thiết nhất chính là thăm khám và thực hiện điều trị tại nha khoa để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm như mất răng hay viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu… Tùy theo nguyên nhân gây đau răng hành sốt mà sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp:

1. Điều trị sâu răng

Nếu đau răng bị sốt do răng bị sâu thì cần thực hiện điều trị sâu răng. Bệnh nhân sẽ được loại bỏ mô răng bị sâu, nếu sâu răng lan tới tủy thì cần chữa tủy, sau đó phục hình bằng phương pháp hàn trám răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ.

2. Chữa tủy răng

Nếu tủy răng bị viêm nhiễm thì cần tiến hành chữa tủy càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ lấy sạch phần tủy răng bị viêm nhiễm và trám bít ống tủy. Răng sau điều trị tủy rất yếu, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài nên cần được bọc răng sứ để bảo tồn răng thật.

Tùy theo nguyên nhân gây đau răng bị sốt mà sẽ có cách điều trị phù hợp

3. Điều trị viêm nướu, nha chu, áp-xe răng

Răng bị vấn đề gì thì Bác sĩ sẽ khắc phục vấn đề đó. Nếu xuất hiện các túi mủ do áp-xe hay viêm nướu, viêm nha chu thì cần rạch dẫn lưu túi mủ để loại bỏ áp-xe.

4. Nhổ răng khôn

Trường hợp đau răng bị sốt do răng khôn mọc “dại”, răng khôn bị viêm nướu trùm, răng khôn dị dạng, răng khôn bị sâu, răng khôn không có răng đối diện thì việc nhổ răng là việc cần thiết để giúp bệnh nhân thoát khỏi cơn đau răng nhanh chóng.

Thăm khám tổng quát để tìm ra nguyên nhân gây đau răng

5. Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt

Với những trường hợp cần thiết, Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, kháng sinh để giúp bệnh nhân xoa dịu cơn đau và cảm thấy thoải mái hơn. Bệnh nhân cần lưu ý sử dụng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của Bác sĩ để tránh những rủi ro do tự ý dùng thuốc có thể xảy ra.

Cách phòng tránh đau răng bị sốt

Để giúp hàm răng chắc khỏe, tránh được các bệnh lý răng miệng gây đau răng bị sốt, bạn cần lưu ý thực hiện những điều sau đây:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa Flour, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để ngăn ngừa mảng bám, bảo vệ răng miệng.
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường: Đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt có ga… sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tấn công răng, gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu…
  • Tăng cường các thực phẩm tốt cho răng như trứng, sữa, tôm, cua, cá, rau xanh…
  • Không dùng tăm để xỉa răng, không dùng răng để cắn, nhai đồ vật
  • Khám răng miệng định kỳ tại nha khoa uy tín để Bác sĩ theo dõi sức khỏe răng miệng, kịp thời phát hiện và điều trị nếu có những bất thường về răng.

Bác sĩ tư vấn chăm sóc răng miệng tại nha khoa Nhân Tâm

Tình trạng đau răng bị sốt ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn hãy thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt tại nha khoa tốt ở Sài Gòn, kết hợp chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ răng miệng bạn nhé!