TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nổi đẹn ở nướu răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 27,468
Nổi đẹn ở nướu răng có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng thường xuyên xuất hiện ở trẻ em, người già vì đây là những người có sức đề kháng kém. Bệnh không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.

Nổi đẹn ở nướu răng hay còn gọi là đẹn miệng là một bệnh nhiễm trùng miệng do nấm Candida albicans gây ra. Bệnh xuất hiện với lớp màu trắng mịn trên lưỡi, nốt mủ ở má trong, nướu răng… Bệnh không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng tạo cảm giác khó khăn khi sinh hoạt.

Nổi đẹn ở nướu răng không nguy hiểm, vì vậy chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà như nghỉ ngơi, thư giãn, giảm căng thẳng, ăn uống bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, súc miệng thường xuyên bằng nước muối, chăm sóc răng miệng đúng cách…

Mục lục nội dung
  1. Nổi đẹn ở nướu răng là gì?
  2. Nổi đẹn ở nướu răng có biểu hiện như thế nào?
  3. Nguyên nhân nổi đẹn
  4. Cách điều trị tại nhà khi bị nổi đẹn ở nướu răng
  5. Cách phòng tránh nổi đẹn ở nướu

Nổi đẹn ở nướu răng là gì?

Nổi đẹn ở nướu răng hay còn gọi là đẹn miệng là một bệnh nhiễm trùng miệng do nấm Candida albicans gây ra. Khi gặp tác động hoặc điều kiện thuận lợi, nấm Candida albicans phát triển quá mức và gây ra tổn thương, bệnh xuất hiện với lớp màu trắng mịn trên lưỡi, nốt mủ ở má trong, nướu răng…

Đẹn miệng là một bệnh nhiễm trùng miệng do nấm Candida albicans gây ra

Nổi đẹn ở nướu răng có biểu hiện như thế nào?

Ban đầu, đẹn miệng là một đốm nhỏ màu trắng vàng nhạt được bao quanh bởi một quầng đỏ hơi mọng nước. Theo thời gian, chúng có thể bị vỡ và tạo thành các vết loét hình tròn khoảng 3 đến 10 mm hoặc hơn, màu trắng sữa. Đẹn thường xuất hiện trên môi, má, lưỡi và nướu.

Nổi đẹn ở nướu răng không nguy hiểm, nó thường tự lành sau 7 - 10 ngày và không để lại sẹo. Tuy nhiên, sự tồn tại của nó ít nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, gây đau nhức, khó chịu khi ăn uống, đánh răng.

Đẹn thường xuất hiện trên môi, má, lưỡi và nướu

Nguyên nhân nổi đẹn

Theo quan niệm dân gian, nổi đẹn ở nướu răng là do cơ thể bị nóng hoặc ăn quá nhiều thực phẩm nóng. Còn đối với khoa học, bị đẹn có thể do các nguyên nhân nổi đẹn như:

  • Tổn thương miệng do va đập với vật sắc nhọn, thức ăn cứng, sử dụng bàn chải cứng, đánh răng mạnh, vô tình cắn vào miệng,…
  • Do các bệnh răng miệng chẳng hạn như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng hoặc điều trị chỉnh nha, nó cũng dễ xảy ra nhiệt miệng hơn bình thường
  • Sử dụng nước súc miệng hoặc kem đánh răng có sodium lauryl sulfate
  • Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai.
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc chẳng hạn như Nicorandil.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
  • Thường xuyên trong tình trạng căng thẳng, lo lắng, mất ngủ.

Cách điều trị tại nhà khi bị nổi đẹn ở nướu răng

Nổi đẹn ở nướu răng không nguy hiểm, vì vậy chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà như sau:

Nghỉ ngơi, thư giãn

Nghe có vẻ vô lý nhưng đúng vậy, trước tiên nếu quá căng thẳng và áp lực, bạn nên đi nghỉ để thư giãn và thoải mái hơn.

Chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết

Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B6, B12, axit folic, kẽm… cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị nổi đẹn. Vì vậy việc bổ sung các thực phẩm chứa các chất này trong bữa ăn hàng ngày là rất cần thiết. Đặc biệt đẹn có xu hướng rất nhạy cảm với nhiệt độ, vì vậy nên hạn chế thức ăn cay, nóng, nướng và chiên.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bạn nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch và kiểm soát mức độ vi khuẩn trong khoang miệng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp hạn chế nổi đẹn

Súc miệng thường xuyên bằng nước muối

Nước muối có tính sát khuẩn cao và giúp giảm lượng vi khuẩn trong khoang miệng. Việc ngậm hoặc súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày giúp giảm đáng kể các triệu chứng đau nhức, khó chịu.

Sử dụng các nguyên liệu dân gian

Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu theo dân gian như xác chè, khế chua, nước ép cà chua, mật ong, cỏ mực, bột sắn dây, đại hoàng... để giảm các triệu chứng sưng đau do nổi đẹn ở nướu răng. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước, nhất là đối với những bệnh nhân đang dùng thuốc hoặc điều trị các bệnh khác.

Cách phòng tránh nổi đẹn ở nướu

Để phòng tránh nguy cơ nổi đẹn miệng các bác sĩ nha khoa khuyên bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Hạn chế thức ăn cay, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng. Đồ ăn cay không chỉ gây nhiệt miệng mà còn gây nổi mụn, nóng gan, mẩn ngứa ngoài da, tích tụ độc tố.
  • Hạn chế tối đa uống rượu bia, cà phê, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,…
  • Uống nhiều nước hàng ngày để giải phóng nhiệt lượng trong cơ thể
  • Đánh răng ít nhất bằng bàn chải đánh răng lông mềm 2 lần/ngày kết hợp với chỉ nha khoa và nước súc miệng
  • Tránh sử dụng các sản phẩm nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate vì chúng làm cho tình trạng lở miệng nặng hơn.
  • Nếu có thói quen xỉa răng bằng tăm sau khi ăn, bạn nên ngừng sử dụng ngay để tránh làm tổn thương nướu. Thay vào đó, hãy sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám hiệu quả.
  • Giải tỏa căng thẳng, áp lực bằng cách làm việc và học tập, giải trí có kế hoạch
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên tăng cường sức đề kháng và sự dẻo dai của cơ thể
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần kể cả khi bạn không có vấn đề gì về răng miệng, cạo vôi răng, giữ cho răng luôn sạch và chắc khỏe, hạn chế vi khuẩn có hại ngăn không cho nó sinh sôi và gây ra sự tăng trưởng.

Khám răng định kỳ giúp bảo đảm sức khỏe răng miệng

Hy vọng với những thông tin từ bài viết trên, bạn đã có đủ kiến thức để đối phó với tình trạng nổi đẹn ở nướu răng. Nếu bạn còn thắc mắc và băn khoăn chưa được giải đáp, hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi.