TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Khi nào nhổ răng cho bé là tốt nhất?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 682
Nhiều phụ huynh thắc mắc không biết rằng nếu nhổ răng sữa cho bé sai thời điểm có gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến răng vĩnh viễn không. Vậy, khi nào nhổ răng cho bé là đúng thời điểm?

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của trẻ và bắt đầu mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi. Khi đến tuổi thay răng, răng sữa sẽ tự động rụng hoặc lung lay theo quy luật tương tự nhau, lần lượt từng chiếc.

Lúc này, dưới mỗi chân răng sữa sẽ đều có một mầm răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu chân răng sữa. Do đó, thân răng sữa phía trên sẽ tự rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên.

Răng sữa của bé có vai trò gì?

Vì là những chiếc răng xuất hiện đầu tiên nên răng sữa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn đầu đời của bé. Những vai trò quan trọng này không phải cha mẹ nào cũng biết, bao gồm:

  • Giúp bé nhai, nghiền thức ăn, từ đó hỗ trợ hệ tiêu hoá.
  • Thiết lập và định hình vị trí cho răng vĩnh viễn trên cung hàm.
  • Kích thích xương hàm tăng trưởng.
  • Hỗ trợ bé rất nhiều trong quá trình tập nói và phát âm.
  • Giúp đảm bảo thẩm mỹ và góp phần hoàn thiện cấu trúc khuôn mặt cho bé.

Cách chăm sóc răng sữa cho bé

Vì đóng góp nhiều vai trò nên việc chăm sóc răng sữa của bé đúng cách là rất quan trọng. Việc chăm sóc răng sữa sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bé:

  • Trước khi mọc răng: Luôn giữ khoang miệng của bé sạch sẽ bằng cách sử dụng một chiếc khăn sạch, mềm để làm sạch nướu trước và sau khi bé ngủ. Việc này sẽ giúp tăng sức đề kháng cho răng miệng, hạn chế tối đa những bệnh lý sau này.
  • Khi bắt đầu mọc răng (Từ 6 – Cách chăm sóc răng sữa cho bé tháng tuổi): Cha mẹ chỉ cần quấn khăn hoặc gạc sạch vào đầu ngón tay để làm sạch các mảng bám trên các răng và toàn bộ nướu của bé. Ngoài ra, cha mẹ nên cho bé uống thêm nước lọc sau mỗi bữa ăn để tránh tích tụ mảng bám.
  • Khi bé đã mọc hết răng sữa (25 – 33 tháng tuổi): Lúc này, bé có thể hoàn toàn tập đánh răng và thực hiện các bước vệ sinh răng miệng. Do đó, cha mẹ hãy dành thời gian để hướng dẫn bé và giúp con duy trì thói quen này. Đừng quên lựa chọn kem đánh răng phù hợp với con và kiểm tra lại sau mỗi lần bé tự đánh răng để đảm bảo khoang miệng đã được làm sạch nhé.

Phụ huynh nên hướng dẫn bé chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ răng khỏi các bệnh lý

Khi nào bé thay răng sữa?

Có lẽ rất nhiều phụ huynh quan tâm đến thời điểm phù hợp để để nhổ răng cho bé. Về thời điểm nhổ răng sữa cho bé sẽ phụ thuộc vào quá trình thay răng sữa của bé.

Thông thường, giai đoạn từ 6 – Cách chăm sóc răng sữa cho bé tuổi, bé bắt đầu thay răng sữa. Tuy nhiên, quá trình thay răng của bé có thể đến sớm (từ 4 tuổi) hoặc cũng có thể muộn hơn (8 tuổi). Quá trình này còn phụ thuộc vào đặc điểm, vị trí của răng hoặc cách chăm sóc răng miệng của bé…

Khi nào nên nhổ răng cho bé?

Có thể nói, thời điểm thích hợp nhất để tiến hành nhổ răng cho bé chính là khi cha mẹ thấy những chiếc răng sữa của bé bắt đầu lung lay. Đây là dấu hiệu cho thấy răng vĩnh viễn đang chuẩn bị mọc lên, cũng chính là thời điểm phù hợp để nhổ bỏ răng sữa.

Tuy nhiên, răng sữa cũng có thể lung lay vì một số lý do khác liên quan đến các bệnh lý. Do đó, các bậc phụ huynh cần phân biệt được nguyên nhân khiến răng sữa lung lay để có phương án xử trí phù hợp. Hầu hết những trường hợp răng sữa lung lay để thay răng sẽ không có các dấu hiệu như đau nhức, sưng nướu, chảy máu…

Thời điểm thích hợp để nhổ răng cho bé là khi răng sữa bắt đầu lung lay

Nhổ răng sữa tại nhà, nên hay không?

Trong một số trường hợp, cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý nhổ răng cho bé tại nhà:

  • Trẻ có bệnh lý toàn thân: Nếu cha mẹ chủ quan, cố tình nhổ răng tại nhà sẽ khiến cho việc kiểm soát máu sau nhổ răng gặp khó khăn, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng.
  • Trẻ mắc bệnh tim mạch: Trường hợp này cha mẹ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng chỉ định và phác đồ của bác sĩ.
  • Trẻ đang bị sốt cao, hoặc có các vấn đề về răng miệng (như viêm lợi cấp…) cũng không nên tự ý nhổ răng tại nhà.
  • Những điều nên làm sau khi nhổ răng sữa cho bé
  • Cho bé ngậm chặt bông gòn sạch tại vị trí vừa nhổ răng để cầm máu.
  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm đau cho bé, không tự ý dùng các loại thuốc giảm đau, giảm sưng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Chườm lạnh cho bé sau khi nhổ răng sẽ giúp giảm đau nhức

  • Cho bé uống thật nhiều nước lọc và ưu tiên các món ăn mềm, loãng, dễ nuốt như cháo, súp…
  • Giữ liên lạc với bác sĩ để có thể liên hệ ngay khi cần như: Bé có dấu hiệu ốm sốt, đau nhức, chảy máu quá nhiều…

Như vậy, với những chia sẻ trên đây của nha khoa Nhân Tâm, cha mẹ đã biết khi nào nhổ răng cho bé và cần lưu ý những gì sau khi nhổ răng. Hy vọng, phụ huynh đã biết cách chăm sóc răng miệng cho bé từ trước khi nhổ răng sữa cho đến sau khi nhổ răng.