TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cách giảm đau khi mọc răng khôn bị sưng má hiệu quả

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 557
Mọc răng khôn là điều không thể tránh khỏi của hầu hết mọi người. Tuy nhiên, quá trình này không hề dễ dàng. Có nhiều người gặp phải tình trạng mọc răng khôn bị sưng má, gây ảnh hưởng khá nhiều đến thẩm mỹ, ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Tham khảo ngay bài viết sau để có cách giảm đau hiệu quả.

Mọc răng khôn bị sưng má là triệu chứng thường gặp, khiến nhiều người cảm thấy đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày.

Để giảm đau hiệu quả, bạn có thể súc miệng bằng nước muối, chườm lạnh, sử dụng tinh dầu tràm trà, đinh hương, kinh giới,... hoặc uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ và xem xét liệu có cần phải nhổ răng khôn hay không.

Những dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn bị sưng má

Răng khôn còn được gọi là răng số 8, là những chiếc răng mọc ở vị trí cuối cùng trên cung hàm. Vì mọc cuối cùng khi xương hàm đã phát triển cứng chắc và các răng khác đã mọc lên hết nên răng khôn thường không đủ diện tích để mọc lên bình thường, dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm,...

Răng khôn khi mọc, đặc biệt là mọc lệch, mọc ngầm sẽ gây nên nhiều khó chịu. Trong đó có trường hợp mọc răng khôn bị sưng má. Để nhận biết sớm triệu chứng này và có cách xử lý kịp thời, hãy điểm qua những dấu hiệu nhận biết dưới đây.

Sưng má

Răng khôn không đủ chỗ để mọc sẽ có thể đâm lên xương hàm khiến má bị sưng. Sưng má không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Mọc răng khôn bị sưng má

Nướu răng bị sưng tấy

Dấu hiệu phổ biến dễ dàng nhận thấy khi răng khôn mọc đó chính là sưng nướu. Bỏi răng khôn có kích thước khá lớn, chen lấn với các răng hàm khác, đồng thời chưa trồi lên trên được nên khiến nướu răng bị tác động, dẫn đến sưng tấy. Việc sưng nướu răng ảnh hưởng đến quá trình nhai nuốt thức ăn, dễ cắn vào má, lưỡi.

Đau nhức, khó chịu

Mọc răng khôn bị sưng má còn thường kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu không chỉ ở vùng răng khôn mà còn lan ra các vùng xung quanh. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như nhức đầu, chảy máu chân răng, hôi miệng,...

Trường hợp răng khôn mọc lệch còn đâm vào răng số 7 bên cạnh, khiến răng và nướu bị tổn thương, gây đau nhức cho người bệnh.

Nướu răng có mủ và hơi thở có mùi hôi

Mọc răng khôn khiến nướu răng bị tổn thương, kết hợp với mảng bám thức ăn sẽ khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Trường hợp thức ăn bị mắc kẹt, không được vệ sinh sạch sẽ, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm, áp xe.

Mọc răng khôn có thể khiến miệng có mùi hôi khó chịu

Mọc răng khôn xuất hiện mủ trắng, kèm chảy máu là trường hợp khá nguy hiểm. Bạn nên đến thăm khám tại cơ sở nha khoa uy tín càng sớm càng tốt để bác sĩ kịp thời xử lý.

Chán ăn, ăn không ngon

Khi mọc răng khôn bị sưng má có thể khiến cơ thể mệt mỏi, nhai nuốt khó khăn, làm cho bạn cảm thấy chán răng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể.

Nguyên nhân mọc răng khôn bị sưng má

Mọc răng khôn bị sưng má là một tình trạng khó chịu mà nhiều người trưởng thành phải đối mặt. Nguyên nhân gây tình trạng này thường là do:

Phản ứng tự nhiên của cơ thể

Khi bị chấn thương, cơ thể sẽ tự cung cấp các tế bào hồng cầu, máu giàu oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết đến vùng bị tổn thương. Các mạch máu nhỏ sẽ mở rộng trong khu vực và lưu lượng máu tăng lên, dẫn đến tình trạng sưng tấy khi mọc răng khôn.

Viêm quanh răng khôn

Trường hợp răng khôn mọc không thể đâm qua nướu hoăc nhú lên một phần rất dễ hình thành các u nang hoặc túi chất lỏng xung quanh. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng viêm mô quanh răng khôn, khiến má bị sưng.

Mọc răng khôn bị sưng má do nhiều nguyên nhân

Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng

Răng khôn nếu mọc ngầm hoặc chỉ mọc lên một phần có thể tạo ra khoảng trống nhỏ, rất dễ bị mắc thức ăn. Hơn nữa, răng khôn nằm ở vị trí trong cùng nên rất khó để làm sạch hoàn toàn. Nếu bạn vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng, thức ăn không được làm sạch sẽ hình thành mảng bám, lâu ngày dẫn đến viêm nhiễm, sưng tấy quanh răng khôn.

Xem thêm: Cách chăm sóc lỗ sau khi nhổ răng khôn

Hậu quả khi mọc răng khôn bị sưng má

Mọc răng khôn bị sưng má sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến sức khỏe, ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày.

  • Khi bị sưng tấy do mọc răng khôn, bạn sẽ khó để ăn nhai bình thường, dẫn đến chán ăn, lười ăn. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khiến sức khỏe bị giảm sút.
  • Mọc răng khôn bị sưng má có thể gây sốt cao, khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
  • Khi răng khôn mọc dẫn đến sưng má thường là do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, đâm vào răng liền kề. Điều này có thể khiến răng bên cạnh bị tổn thương, thậm chí là mất răng.

Mọc răng khôn bị sưng má gây nên nhiều hậu quả khôn lường

Cách giảm đau khi mọc răng khôn bị sưng má

Mọc răng khôn bị sưng má sẽ gây nên nhiều cảm giác đau nhức, khó chịu. Để giảm tình trạng này, bạn có thể áp dụng các cách sau.

Súc miệng bằng nước muối ấm

Đây là cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để giảm tình trạng viêm nhiễm và giảm sưng đau. Bởi nước muối có tác dụng khử trùng, súc miệng bằng nước muối sẽ giúp làm sạch khoang miệng, giảm thiểu các vi khuẩn có hại.

Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc hòa tan 1 thìa muối với một cốc nước ấm. Bạn chỉ cần súc miệng bằng nước muối và ngậm vài phút trước khi nhổ ra là được. Việc súc miệng bằng nước muối âm nên được thực hiện khoảng 2 - 3 lần/ngày.

Chườm lạnh

Chườm lạnh cũng là cách giúp giảm triệu chứng đau nhức, sưng má do mọc răng khôn gây ra. Bạn có thể lấy một ít đá lạnh bọc vào trong một chiếc khăn sạch, sau đó chườm lên vùng má bị sưng. Chườm 10 phút, nghỉ 10 phút. Thực hiện liên tục sẽ giúp giảm sưng hiệu quả.

Chườm lạnh giúp giảm tình trạng sưng tấy hiệu quả

Chườm ấm

Bạn có thể kết hợp cả chườm lạnh và chườm ấm để giúp tăng hiệu quả giảm đau nhức và giảm sưng má do mọc răng khôn. Với liệu pháp chườm ấm, bạn có thể dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm rồi chườm lên vùng má bị sưng. Nhiệt độ nóng ấm sẽ giúp các mạch máu giãn nở, tăng cường lưu lượng máu và làm giảm viêm sưng.

Sử dụng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau như Ibuprofen hoặc Paracetamol sẽ giúp giảm đau nhức, sưng tấy do mọc răng khôn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến hướng dẫn sử dụng hoặc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Uống thuốc giảm đau, giảm sưng theo chỉ định của bác sĩ

Giảm sưng má bằng tinh dầu tràm trà

Tình trạng mọc răng khôn bị sưng má có thể được giảm đáng kể khi sử dụng tinh dầu tràm trà. Trong tinh dầu tràm trà có chứa thành phần kháng khuẩn mạnh mẽ. Bạn chỉ cần pha loãng tinh dầu với một ít nước và bôi lên vị trí răng bị sưng. Bạn nên sử dụng cẩn thận để tránh nuốt phải và súc miệng bằng nước sạch sau khi dùng.

Sử dụng tỏi và gừng

Tỏi và gừng không chỉ là một nguyên liệu phổ biến, luôn có mặt trong căn bếp của mỗi gia đình, mà những nguyên liệu này còn có tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, hỗ trợ giảm đau răng khôn hiệu quả. Bạn có thể nghiền nát tỏi và gừng, rồi đắp lên vùng nướu bị sưng.

Tỏi và gừng có tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn đã thử áp dụng các phương pháp giảm đau, giảm sưng tại nhà trên nhưng không mang lại hiệu quả như mong đợi, hoặc tình trạng đau nhức và sưng tấy kéo dài, kèm theo các triệu chứng bất thường thì nên đến thăm khám với bác sĩ nha khoa.

Tùy theo tình trạng răng khôn mọc, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, kháng sinh mạnh hơn hoặc tiến hành các thủ thuật nha khoa nếu cần thiết.

Với những trường hợp mọc răng khôn bị sưng má có hình dạng bất thường, hướng mọc ảnh hưởng đến các răng khác và tiềm ẩn các nguy cơ biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe người bệnh cũng như các răng khác trong cung hàm.

Nhổ răng khôn được chỉ định khi răng có hình dạng bất thường, hướng mọc ảnh hưởng đến các răng khác

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn biết được mọc răng khôn bị sưng má phải xử lý như thế nào. Nếu bạn đang trong tình trạng này, đừng ngần ngại liên hệ đến Nha khoa Nhân Tâm để bác sĩ tư vấn cụ thể và hoàn toàn miễn phí.