Trám răng khôn bị sâu là cách điều trị bảo tồn răng khôn được áp dụng với trường hợp răng khôn bị sâu nhẹ, không ảnh hưởng các răng khác và không tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm.
Vì sao răng khôn hay bị sâu?
Để biết có nên trám răng khôn bị sâu không thì trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến răng khôn hay bị sâu nhé!
Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng hay còn gọi là răng số 8. Trong độ tuổi từ 18 đến 25, răng khôn bắt đầu mọc.
Răng khôn nằm cùng khung với xương hàm nên dễ dàng bị giắt thức ăn. Vì vị trí ở cuối cung hàm nên sẽ khá khó để làm sạch răng khôn bằng bàn chải, đặc biệt là khi răng khôn bị nướu che phủ một phần.
Ngoài ra, nếu bạn sử dụng bàn chải đánh răng có đầu bàn chải quá lớn sẽ khó tiếp cận và làm sạch các kẽ xung quanh răng khôn.
Răng khôn rất dễ bị sâu
Đây là những nguyên nhân dẫn đến sâu răng khôn. Sâu răng khôn có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác như đau nhức, viêm nướu, nhiễm trùng kéo dài, sâu răng lan rộng, rối loạn cảm giác…
Vì vậy răng khôn bị sâu cần được xử lý nhanh chóng để tránh những rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.
Cách giảm đau răng khôn bị sâu
Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng để giảm đau khi bị sâu răng khôn:
1. Súc miệng bằng nước muối ấm
Nước muối ấm có đặc tính sát trùng, giảm viêm và giảm đau. Nếu răng khôn bị sâu, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm khoảng 2-3 lần mỗi ngày. Biện pháp này cũng ngăn ngừa hôi miệng, viêm nhiễm và tích tụ mủ quanh nướu.
2. Chườm đá
Sâu răng thường gây đau và sưng tấy dữ dội. Để giảm bớt triệu chứng này, bạn có thể chườm đá lạnh lên vùng má và quai hàm khoảng 10-15 phút / 2 lần / ngày. Phương pháp này cũng giúp cầm máu và giảm sưng tấy sau khi nhổ răng số 8.
Chườm đá giảm đau răng khôn
3. Sử dụng thuốc giảm đau
Trong trường hợp sâu răng nhẹ, chưa phát triển, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc để tăng cường men răng. Thậm chí, nếu sâu răng có kèm theo viêm nướu, bạn có thể phải dùng thuốc giảm đau và kháng sinh nếu cần thiết.
Có nên trám răng khôn bị sâu không?
Nếu như những ai đã từng trải qua tình trạng răng khôn bị sâu thì sẽ hiểu cảm giác đau răng khôn khó chịu đến mức nào. Lúc đó, ai cũng mong muốn mau chóng thoát khỏi “nỗi khổ” này, và một trong những cách xử lý đó là trám răng khôn bị sâu.
Vậy thì có nên trám răng khôn bị sâu không?
Vì không có chức năng quan trọng nên lựa chọn đầu tiên trong điều trị sâu răng khôn là nhổ bỏ.
Răng khôn thường gây ra những cơn đau tái đi tái lại và cũng rất dễ bị sâu trở lại. Việc nhổ răng khôn bị sâu sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn chiếc răng gây phiền toái này, bạn sẽ không còn phải lo lắng đau hay biến chứng do răng khôn gây ra.
Tuy nhiên trong trường hợp sâu răng nhẹ đến trung bình, bệnh nhân không muốn nhổ hoặc có chống chỉ định thì bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị bảo tồn.
Nếu răng khôn bị sâu, nhưng mọc thẳng và không chèn ép các răng khác trên cung hàm thì bác sĩ có thể cân nhắc đến việc trám răng khôn. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang để đánh giá tình trạng răng số 8 và kiểm tra mức độ sâu răng.
Răng khôn bị sâu có thể được điều trị bằng các biện pháp bảo tồn như dùng thuốc, trám răng, điều trị tủy răng… Tuy nhiên, trong trường hợp sâu răng nặng hoặc răng mọc lệch, mọc ngầm thì nhổ răng là giải pháp tối ưu.
Thăm khám và điều trị răng khôn tại Nha khoa Nhân Tâm
Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về việc trám răng khôn bị sâu. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Nha khoa Nhân Tâm – Trung tâm nha khoa quận 10 uy tín qua Hotline 1900 56 5678 để được tư vấn thêm nhé!