Ung thư khoang miệng là bệnh lý phát sinh do sự biến đổi ác tính niêm mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng.
Ung thư khoang miệng bao gồm: Ung thư môi (môi trên, môi dưới, mép), lợi hàm trên, lợi hàm dưới, khẩu cái cứng, khe liên hàm, lưỡi (phần di động), niêm mạc má và sàn miệng.
Tổng quan về ung thư khoang miệng
Anh T.V.N (40 tuổi) nhập viện trong tình trạng lưỡi bị xâm nhiễm cứng đờ, không nói được.
Lúc đầu chỉ là nóng và lở loét miệng, cứ nghĩ do nóng nên tôi đã uống thuốc Đông y và đồ ăn lạnh nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Tại bệnh viện, anh được phát hiện mắc bệnh ung thư lưỡi, phải cắt bỏ hoàn toàn lưỡi và điều trị bằng tia xạ.
Theo các bác sĩ, ung thư miệng giai đoạn đầu hầu như không có cảm giác đau rát, khó chịu, người bệnh thường nhầm với bệnh viêm loét miệng nên chủ quan không đi khám.
Các khối u ở miệng chỉ được coi là quá lớn khi tổn thương đã lan rộng, vết loét chưa lành và có các triệu chứng như khó ăn, khó nuốt, chảy máu, đau tai và sưng hạch ở cổ.
Ung thư miệng bao gồm: môi (trên, dưới, mép), nướu răng hàm trên, nướu răng hàm dưới, khe kẽ hàm trên, lưỡi, niêm mạc miệng và sàn miệng. Nếu được điều trị ở giai đoạn 1 và 2, tỷ lệ sống 5 năm có thể cao tới 85%.
Tuy nhiên, khi khối u đã di căn rộng và kèm theo di căn hạch thì tỷ lệ này giảm xuống dưới 50%.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, ngay cả khi bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị thì khả năng tái phát hoặc phát triển thành ung thư thứ phát rất cao nên việc theo dõi thường xuyên sau điều trị là rất quan trọng.
Ung thư miệng là bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới, ung thư phổ biến thứ 4 ở nam giới và ung thư phổ biến thứ 8 ở nữ giới.
Hút thuốc và lạm dụng rượu là hai nguyên nhân hàng đầu gây ung thư miệng. Những người có thói quen vừa nhai trầu vừa xỉa răng dễ bị ung thư má trong.
Tiếp xúc lâu dài với tia UV của ánh nắng mặt trời, đặc biệt là những người da sáng dễ bị tổn thương DNA trong tế bào da có thể dẫn đến ung thư. Vệ sinh răng miệng kém và đeo răng giả không đúng cách dễ gây kích ứng niêm mạc và gây ung thư.
Biểu hiện của ung thư khoang miệng.
Theo BS Khánh Duy, bệnh nhân nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa khám nếu xuất hiện các dấu hiệu:
- Vết loét không lành sau 2 tuần
- Tổn thương xơ cứng, chồi dạng bông cải trong miệng
- Mảng trắng/đỏ/đen trong miệng, ổ nhổ răng không lành
- Răng lung lay không rõ nguyên nhân
- Trở ngại chức năng: khó nhai, khó nói, tăng tiết nước bọt
Bệnh nhân cũng có thể tự phát hiện ra các dấu hiệu của ung thư miệng khi phát hiện thấy môi, miệng và cổ họng sưng to và cứng bất thường bằng cách soi gương hoặc sờ.
Vết loét xuất hiện trong miệng, cố định một chỗ, không lành hoặc có xu hướng lan rộng ngay cả khi dùng thuốc thông thường trong 2-3 tuần.
Cảm giác đau nhức khó tả, buốt nhói, đau âm ỉ, đau không rõ ràng; nuốt nghẹn, nuốt sặc, nuốt vướng hay khó khăn khi nuốt, khàn tiếng bất thường, thay đổi giọng khác lạ, sụt cân, mệt mỏi…
Đối tượng của ung thư khoang miệng
- Nam giới, có tiền sử uống rượu bia và hút thuốc lá.
- Người có thói quen nhai trầu.
- Người có những tổn thương tiền ung thư tái đi tái lại, không được điều trị dứt điểm.
- Người mắc virus HPV, quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ thông qua đường miệng.
- Phụ nữ mắc phải hội chứng Plummer-Vinson.
Xem thêm: 6 dấu hiệu ung thư bạn có thể tự nhận biết tại nhà
Cách phòng ngừa ung thư khoang miệng
Cần làm gì để ngăn ngừa ung thư khoang miệng?
- Có rất nhiều các yếu tố dẫn đến ung thư khoang miệng. Hạn chế tối đa các yếu tố này là biện pháp phòng ngừa chính của bệnh:
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế rượu bia.
- Từ bỏ thói quen nhai trầu hàng ngày.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Tiêm phòng vaccine HPV ở cả phụ nữ và nam giới.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Điều trị dứt điểm các tổn thương tiền ung thư.
Trên đây là những thông tin về ung thư khoang miệng mà nha khoa chúng tôi đã gửi đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn trong việc nhận biết và phòng ngừa bệnh lý này.