TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Đau răng khôn uống thuốc gì?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 834
Những chiếc răng khôn luôn khiến bạn khó chịu nhưng công việc bận rộn khiến bạn chưa có thời gian đi nhổ. Cảm giác đau nhức luôn phiền phức và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vậy đau răng khôn uống thuốc gì để giảm đau?

Đau răng khôn có thể tự khỏi, nhưng với một số trường hợp, tình trạng này sẽ cần phải giảm đau tại nhà hoặc đến bệnh viện để điều trị. Biện pháp trị đau răng khôn hiệu quả nhất chính là nhổ răng. Tuy nhiên, trước đó bạn vẫn có thể áp dụng một số cách giảm đau tại nhà để tạm thời xoa dịu cơn đau răng khôn.

Mọc răng khôn đau mấy ngày thì hết?

Cơ địa mỗi người là khác nhau nên thời gian để một chiếc răng khôn mọc hoàn chỉnh cũng không giống nhau. Quá trình mọc răng khôn có thể chia thành nhiều đợt và mỗi đợt là một cơn đau khác nhau, kéo dài vài tháng hoặc lâu hơn. Đã có người mất vài năm để một chiếc răng khôn mọc xong, mỗi cơn đau có thể kéo dài vài ngày đến một tuần.

Nguyên nhân khiến bạn bị đau răng khôn cơ bản nhất là do răng khôn mọc sau cùng, chen chúc vào khoảng nướu của các răng đã mọc trước đó nên mới gây ra đau nhức. Ngoài ra, răng khôn mọc ngầm, mọc lệch xô đẩy răng số 7 cũng sẽ gây đau, sưng lợi và viêm nhiễm.

Không phải cứ đau răng khôn là có thể nhổ bỏ ngay, còn tùy thời điểm và thể trạng của mỗi người mới có hướng điều trị hợp lý. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm đau răng khôn tại nhà bằng cách uống thuốc giảm đau hoặc nhiều cách khác.

Đau răng khôn uống thuốc gì?

Khi cảm giác đau răng khôn gây ra cho bạn sự khó chịu mà chưa thể đến phòng khám thì bạn có thể uống Ibuprofen. Thuốc giảm đau này có thể giúp giảm tình trạng viêm nhiễm tại vùng nướu chịu ảnh hưởng đến từ sự phát triển của răng khôn. Các loại thuốc chống viêm không chứa steroid khác như Ibuprofen có thể giúp kiểm soát cơn đau một cách hiệu quả cho đến khi bạn có thể đến bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa điều trị. Bạn cần sử dụng loại thuốc theo liều lượng để đem lại hiệu quả tốt nhất và giúp giảm thiểu tối đa cảm giác đau nhức.

Đau răng khôn mang lại cảm giác khó chịu cho bạn

Một số trường hợp bị viêm nướu trùm răng khôn thì có thể chú ý đến các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh: nếu triệu chứng nhẹ thì bạn có thể uống kháng sinh Spiramycin, uống 2 viên/lần, 3 lần/ngày; nếu kèm theo triệu chứng sốt thì nên uống thuốc với liều lượng như trên kết hợp với thuốc hạ sốt paracetamol.
  • Thuốc chống phù nề: để giảm sưng, giúp cơ hàm không bị cứng, bạn có thể uống Alphachymotrypsin.
  • Thuốc điều trị sức khỏe toàn thân: có thể tiêm vào cơ thể để hỗ trợ giảm đau, giảm viêm như Tetracyline, Docyxyline, Penicilline, Amoxicillin

Tuy nhiên, việc giảm đau bằng thuốc chỉ là một giải pháp tạm thời, tốt nhất bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trong quá trình dùng thuốc. Nếu răng bị đau nhức nhiều ngày không khỏi, sốt cao và nổi hạch thì bạn nên đến khám và nhổ răng theo chỉ định của các bác sĩ tại các nha khoa uy tín.

Đau răng khôn nên ăn gì?

Để giảm đau răng khôn một cách hiệu quả thì ngoài uống thuốc giảm đau, kết hợp với chế độ ăn uống là rất cần thiết.

  • Nên ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa như súp, cháo.
  • Nên bổ sung thêm sữa, nước ép trái cây để cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng.
  • Không nên ăn các món chua, cay, nóng.., hoặc các thức ăn có thể gây phù nề như xôi, thịt gà,...
  • Tránh các thức ăn khó nhai, khó tiêu, thực phẩm quá dẻo và ngọt
  • Không nên uống các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá hay nước ngọt có ga

Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khi bị đau răng khôn

Nhìn chung, khi răng khôn bị sưng tấy, cần chú ý đến phương pháp chế biến thực phẩm sao cho dễ nuốt. Bạn không cần kiêng khem quá nhiều nhưng nên chế biến các thực phẩm thành các dạng dễ tiêu để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Qua đây, bạn có thể biết được đau răng khôn uống thuốc gì là phù hợp và hiệu quả rồi. Việc đau răng khôn có thể lặp đi lặp lại trong thời gian dài nên dù đã uống thuốc, khi các triệu chứng đau nhức bắt đầu nặng hơn, bạn nên đến các nha khoa uy tín và thăm khám kịp thời. Bên cạnh đó, việc thiết lập cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm thiểu được sự khó chịu do đau nhức răng khôn mang lại.

Xem thêm: Tình trạng lợi trùm răng khôn có tự hết không?