TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cấu tạo răng trẻ em và những vấn đề răng miệng thường gặp

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 81
Đọc bài viết này, ba mẹ sẽ nắm được những thông tin cần biết về cấu tạo răng trẻ em, những vấn đề răng miệng thường gặp ở trẻ và hướng xử lý để giúp trẻ lớn lên với hàm răng chắc khỏe và thẩm mỹ.

Cấu tạo răng trẻ em gồm 3 lớp là men răng, ngà răng và tủy răng. Trong quá trình răng mọc và phát triển, bé sẽ gặp những vấn đề răng miệng như mọc răng sớm hoặc chậm, sâu răng, chấn thương răng, mất răng.

Ba mẹ cần chú ý chăm sóc răng đúng cách cho trẻ tại nhà, đồng thời cho trẻ khám răng định kỳ tại nha khoa để giúp trẻ có hàm răng chắc khỏe và thẩm mỹ.

Cấu tạo răng trẻ em

Cấu tạo răng trẻ em về cấu trúc giải phẫu chúng ta sẽ thấy có 3 lớp: men răng, ngà răng và tủy răng.

Trong đó men răng là lớp ngoài cùng, có thể nhìn thấy được, có màu trắng và là mô cứng nhất của cơ thể. Men răng bao gồm các thành phần khoáng hóa có tác dụng bảo vệ răng trước các tác động bên ngoài.

Ngà răng là lớp giữa của răng, chiếm số lượng lớn nhất răng, có tác dụng bao bọc và bảo vệ tủy răng, đồng thời tạo cảm giác khi răng tiếp xúc với các yếu tố kích thích như nhiệt độ nóng/lạnh, vị chua/ ngọt, hơi gió lạnh…

Tủy răng là lớp trong cùng của răng, bao gồm buồng tủy và ống tủy, chứa các dây thần kinh và mạch máu để nuôi dưỡng răng và chi phối hoạt động cơ học của răng.

Cấu tạo răng trẻ em

Cấu tạo theo chiều dọc răng sẽ có thân răng, chân răng và cổ răng. Thân răng là phần răng phía trên nướu, có thể nhìn thấy được, giữ vai trò ăn nhai. Chân răng là phần bên dưới nướu răng, cắm sâu và trong xương hàm. Cổ răng là phần nối giữa thân răng và chân răng.

Bao quanh răng sẽ là phần nha chu, gồm có nướu, dây chằng nha chu, xương ổ răng, và cement.

Cement là lớp mô khoáng mỏng phủ quanh chân răng. Dây chằng nha chu là những bó sợi liên kết bằng collagen, có chức năng giữ cho răng vững chắc trong xương ổ răng. Nướu là mô mềm có màu hồng nhạt bao quanh cổ răng và giúp bảo vệ chân răng bên dưới.

Ở trẻ em, răng được chia thành hệ răng sữa và răng vĩnh viễn. Răng sữa mọc từ khi trẻ vài tháng tuổi cho đến 3 tuổi. Mỗi trẻ sẽ có 20 chiếc răng sữa gồm 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới.

Khoảng từ 5 tuổi, răng sữa sẽ bắt đầu lung lay và rụng để răng vĩnh viễn mọc. Đây là quá trình thay răng ở trẻ, quá trình này sẽ diễn ra khi trẻ 5 tuổi đến Cấu tạo răng trẻ em tuổi. Hệ răng vĩnh viễn hoàn thiện có 28 chiếc chia đều cho hai hàm răng. Khi trẻ trưởng thành (17-25 tuổi), trẻ có thể mọc thêm răng khôn.

Những vấn đề thường gặp trong quá trình răng mọc và phát triển ở trẻ

Bên cạnh thông tin cấu tạo hàm răng trẻ em, Nha khoa Nhân Tâm sẽ cung cấp cho ba mẹ những vấn đề thường gặp trong quá trình răng trẻ mọc và phát triển để ba mẹ có thể phòng ngừa cho bé:

1. Răng bị sâu

Cả răng sữa và răng vĩnh viễn đều rất dễ bị sâu do trẻ thường thích ăn bánh, kẹo ngọt và không đánh răng kỹ lưỡng mỗi ngày.

Trẻ bị sâu răng cần được thăm khám và điều trị để tránh sâu răng nặng sẽ khiến trẻ bị đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và học tập.

Để phòng ngừa sâu răng, ba mẹ có thể cho trẻ bôi Vecni Fluor định kỳ tại phòng khám nha khoa.

Sâu răng là bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ

2. Răng mọc sớm hoặc chậm

Ba mẹ sẽ lo lắng khi trẻ mọc răng quá sớm hoặc quá chậm so với các bạn. Thời điểm mọc răng ở mỗi bé sẽ khác nhau, mầm răng đã hình thành từ trong bào thai và sẽ nhú lên bất cứ lúc nào.

Trẻ mọc răng sớm hơn các bạn là vấn đề bình thường ở trẻ. Trường hợp mọc răng muộn thì sao? Trẻ sẽ mọc răng sữa trong năm đầu tiên, nếu sau 15 tháng mà bé chưa mọc chiếc răng sữa nào thì ba mẹ nên cho trẻ thăm khám để xem có vấn đề bất thường nào hay không nhé!

2. Răng bị xỉn màu

Khi trẻ còn bé xíu đã có thể bị xỉn màu răng, răng trở nên vàng hoặc đen chứ không trắng như răng bình thường.

Trẻ bị vàng răng, đen răng thường do những yếu tố như vệ sinh răng kém, thuốc sắt, tác dụng phụ của một số loại kháng sinh hoặc do trẻ bị sâu răng.

Nếu trẻ bị vàng răng mà không nằm trong giai đoạn bổ sung sắt hoặc sử dụng thuốc thì ba mẹ nên cho trẻ đến nha sĩ để khám, bác sĩ sẽ vệ sinh mảng bám răng cho trẻ và hướng dẫn ba mẹ cách đánh răng đúng cách tại nhà.

Trẻ bị xỉn màu răng

Xem thêm: Trẻ em mọc răng trên hay dưới trước?

2. Chấn thương răng

Những chấn thương như nứt, vỡ, mẻ, gãy răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng. Khi trẻ bị chấn thương răng, ba mẹ cần tìm nha khoa nào tốt và đưa trẻ đến thăm khám càng sớm càng tốt.

Với những chấn thương nhỏ, Bác sĩ sẽ hàn trám răng để phục hình lại hình dáng răng. Với những chấn thương lớn, Bác sĩ sẽ chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp với mục tiêu ưu tiên bảo tồn răng thật cho trẻ.

3. Mất răng

Mất răng xảy ra khi các vấn đề răng miệng như sâu răng, chấn thương răng ở trẻ không được điều trị kịp thời. Mất răng sữa sẽ làm ảnh hưởng đến khuynh hướng mọc răng vĩnh viễn, khiến răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, sai khớp cắn.

Mất răng vĩnh viễn sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng như giảm sức ăn nhai, mất thẩm mỹ, tiêu xương ổ răng, phá vỡ cấu trúc cơ hàm mặt khiến trẻ bị lão hóa sớm.

Ba mẹ cần đề phòng mất răng ở trẻ bằng thói quen ăn uống và vệ sinh răng đúng cách tại nhà, đồng thời cho trẻ khám răng định kỳ 3-6 tháng/ lần để Bác sĩ theo dõi răng của trẻ. Nếu có vấn đề bất thường ở răng trẻ, ba mẹ cần cho trẻ thăm khám và điều trị sớm.

Một hàm răng chắc khỏe và thẩm mỹ sẽ là tiền đề để giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần. Hy vọng sau khi đọc bài viết về cấu tạo răng trẻ em và những vấn đề răng miệng thường gặp ở trẻ, ba mẹ có thêm những thông tin bổ ích để chăm sóc tốt hơn cho bé yêu của nhà mình nhé!