TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trẻ sốt mọc răng 39 độ có sao không? Cách xử lý như thế nào?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 76
Trong đa số trường hợp, trẻ mọc răng đều bị sốt, có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào thể trạng của từng bé. Nếu trẻ bị sốt nhẹ thì không phải là vấn đề đáng lo ngại, nhưng nếu trẻ sốt mọc răng 39 độ thì lại là vấn đề mà ba mẹ cần phải đặc biệt lưu ý.

Mọc răng là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng của bé. Quá trình mọc răng có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc, biếng ăn, biếng bú, thậm chí là sốt. Nhiều trường hợp trẻ sốt mọc răng 39 độ.

Nếu trẻ sốt từ 39 độ nhưng không kéo dài, bé có vẻ mệt mỏi nhưng vẫn chịu ăn uống, chịu chơi thì ba mẹ không cần phải lo lắng, chỉ cần tìm cách hạ sốt và chăm sóc con yêu đúng cách. Nhưng nếu bé sốt 39 độ kéo dài, hạ sốt không được, ba mẹ cần đưa bé đến cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ điều trị.

Trẻ sốt 39 độ có phải do mọc răng không?

Mọc răng là một giai đoạn phát triển tự nhiên của trẻ. Trong quá trình mọc răng, nướu răng của trẻ sẽ sưng lên và bị nứt ra để răng nhú lên. Điều này có thể khiến trẻ bị đau và rất dễ bị hành sốt. Thông thường khi sốt mọc răng, trẻ thường sốt khoảng 38 độ, nhưng cũng có những trường hợp trẻ sốt mọc răng 39 độ.

Trẻ mọc răng thường dễ bị sốt

Ngoài ra, trẻ mọc răng còn có các triệu chứng sau:

  • Chảy nhiều nước dãi: Đây là dấu hiệu rất dễ nhận thấy. Nước dãi chảy nhiều có thể khiến vùng da quanh miệng bị nổi mẩn đỏ.
  • Nướu sưng đỏ: Vùng nướu răng tại vị trí răng chuẩn bị mọc sẽ sưng lên và tấy đỏ hơn so với bình thường.
  • Thích nhai cắn đồ vật: Bé mọc răng thường rất muốn ngậm các đồ vật để nhai, cắn nhằm giảm cảm giác khó chịu ở nướu.
  • Bỏ bú hoặc ăn ít: Thường mọc răng sẽ khiến cho nướu bị đau, do đó trong thời gian này, bé có thể biếng ăn hoặc biếng bú, thậm chí có thể quấy khóc khi ăn.
  • Khó ngủ, ngủ không sâu: Bé thường sẽ khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc do nướu đau.
  • Quấy khóc nhiều hơn: Quá trình mọc răng sẽ khiến bé khó chịu, thường xuyên quấy khóc, khó dỗ dành.

Trẻ sốt mọc răng 39 độ có nguy hiểm không?

Trẻ sốt mọc răng 39 độ có nguy hiểm là mối bận tâm của rất nhiều bậc phụ huynh. Nếu trẻ sốt 39 độ khi mọc răng và không có bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào khác thì sẽ không có gì đáng lo ngại. Ba mẹ chỉ cần hạ sốt cho bé và chăm sóc bé đúng cách.

Trẻ sốt mọc răng 39 độ nếu không kèm theo triệu chứng bất thường thì không quá lo ngại

Tuy nhiên, ba mẹ cũng không được quá chủ quan, cần phải theo dõi sát sao tình trạng của trẻ khi sốt 39 độ trở lên. Nếu trẻ sốt cao kéo dài vài ngày, đã uống hạ sốt nhưng không hạ, kèm theo các triệu chứng bất thường như nôn mửa nhiều, tiêu chảy nặng, co giật… thì ba mẹ cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ sốt mọc răng 39 độ?

Nếu trẻ sốt 39 độ nhưng không cần đi viện, ba mẹ cần tìm phương pháp hạ sốt cho bé, giúp bé mau chóng khỏe lại. Để giúp bé nhanh hạ sốt khi mọc răng và cảm thấy thoải mái hơn, ba mẹ cần làm những việc sau:

Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn

Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể, giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, từ đó chống lại các vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, sữa mẹ cũng có khả năng làm dịu nướu và giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Do đó, nếu trẻ còn bú mẹ, mẹ hãy cho trẻ bú mẹ nhiều hơn so với bình thường. Còn nếu trẻ đã cai sữa mẹ, ba mẹ có thể cho bé uống sữa công thức hoặc nước trái cây.

Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn khi trẻ sốt

Kiểm tra thân nhiệt thường xuyên

Ba mẹ hãy thường xuyên đo nhiệt độ cho trẻ và kiểm tra xem thân nhiệt của bé tăng hay giảm. Nếu trẻ sốt mọc răng 39 độ nhưng thân nhiệt sau đó lại tăng cao, hơn 39 độ, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Vệ sinh cho bé đúng cách

Nhiều ba mẹ cho rằng, trẻ bị sốt thì không nên cho chạm nước. Nhưng thực tế, ba mẹ hoàn toàn có thể sử dụng nước ấm để tắm hoặc lau mình cho bé. Điều này sẽ giúp trẻ giảm nóng sốt, làm sạch vi khuẩn và cảm thấy thoải mái hơn.

Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý không tắm cho trẻ bằng nước lạnh vì có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh, sốt cao hơn. Tốt nhất nên dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ nước phù hợp cho bé, tránh để nước quá nóng hay quá lạnh. Đặc biệt, mẹ không nên tắm bé quá lâu vì có thể làm trẻ mất nhiệt và mệt mỏi.

Ba mẹ có thể lau người bé bằng nước ấm

Ngoài ra, trẻ mọc răng thường bị chảy nước dãi rất nhiều. Vì thế, ba mẹ cần dùng khăn sạch để lau thường xuyên cho bé, tránh tình trạng phát ban quanh miệng.

Cho trẻ uống hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ

Tùy theo độ tuổi và cân nặng của trẻ mà ba mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo liều lượng và thời gian phù hợp. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thì ba mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.

Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ

Khi trẻ bị sốt, ba mẹ không nên giữ nhiệt quá mức cho cơ thể. Thay vào đó, hãy để trẻ mặc những bộ quần áo mỏng nhẹ, rộng rãi, thoáng mát. Điều này sẽ giúp trẻ không bị quá nóng và cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Cho trẻ đồ chơi gặm nướu

Trẻ khi mọc răng sẽ rất hay ngậm, nhai cắn đồ vật. Vì thế, ba mẹ nên chuẩn bị đồ gặm nướu chuyên dụng cho bé để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe cơ thể. Việc gặm nướu sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, giảm cảm giác khó chịu, kích thích sự phát triển của xương hàm một cách tự nhiên.

Cho trẻ gặm nướu để giảm cảm giác khó chịu

Ba mẹ cần lưu ý chọn đúng loại gặm nướu được làm từ chất liệu an toàn, có bề mặt nhẵn và không có các chi tiết nhỏ dễ gây hóc. Đặc biệt, trước và sau khi cho bé sử dụng, cần vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm và xà phòng chuyên dụng, tiệt trùng kĩ trước khi đưa bé gặm nướu.

Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nhai

Trẻ có thể cảm thấy chán ăn, thậm chí không ăn khi mọc răng. Trong giai đoạn này, mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nhai để trẻ dễ ăn hơn như cháo, súp, trái cây, rau củ xay nhuyễn. Không nên cho trẻ ăn những đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng.

Xem thêm: Răng trẻ em mọc lẫy: Nguyên nhân và cách xử lý

Mẹo dân gian giúp bé giảm sốt khi mọc răng tại nhà

Khi trẻ sốt mọc răng 39 độ mà không có những biểu hiện bất thường, ba mẹ có thể thử áp dụng một số mẹo dân gian sau để cơn sốt nhanh chóng được thuyên giảm.

Sử dụng lá hẹ

Lá hẹ là một loại thảo dược lành tính và an toàn, thường được sử dụng trong những bài thuốc trị ho, giảm sốt cho bé. Trong lá hẹ có chứa allicin - một loại kháng sinh tự nhiên có thể tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Vì thế, ba mẹ hoàn toàn có thể sử dụng lá hẹ để làm giảm nhanh các triệu chứng do sốt mọc răng gây ra ở trẻ.

Sử dụng lá hẹ giúp giảm đau do mọc răng

Cách thực hiện:

  • Lá hẹ bỏ rễ, rửa sạch cùng với muối.
  • Xay nhuyễn lá hẹ cùng với 50ml nước sạch, sau đó lọc bỏ bã và thu được phần nước cốt.
  • Lấy gạc rơ lưỡi thấm vào nước cốt lá hẹ, sau đó lau nhẹ nhàng lên vùng nướu và lưỡi của bé.

Theo quan niệm dân gian, khi dùng lá hẹ để giảm đau khi mọc răng cho bé thì với bé trai nên dùng 7 lá và bé gái thì dùng 9 lá.

Sử dụng rau ngót

Rau ngót có vị ngọt, tính mát, có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong giai đoạn trẻ mọc răng. Cách sử dụng rau ngót rất đơn giản, không mất nhiều chi phí và thời gian để chuẩn bị.

Cách giảm sốt bằng rau ngót rất dễ thực hiện

Cách thực hiện:

  • Lấy một ít rau ngót đem rửa sạch với nước muối.
  • Xay nhuyễn rau ngót cùng với một ít nước. Sau đó lọc lấy phần nước cốt và bỏ phần bã.
  • Lấy gạc rơ lưỡi thấm vào nước cốt rau ngót rồi lau lên vùng nướu bị sưng đau do mọc răng.

Dùng đậu xanh

Đậu xanh có tính mát, thanh nhiệt nên có thể giúp giảm sưng đau nhanh chóng tại vị trí mọc răng, đồng thời ngăn ngừa được những triệu chứng do sốt mọc răng gây ra.

Đậu xanh có tính mát, thanh nhiệt, giúp giảm sưng đau do mọc răng

Cách thực hiện:

  • Đậu xanh nguyên hạt rửa sạch rồi ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút.
  • Đun đậu đến khi đậu chín nhừ.
  • Chờ đậu nguội rồi đem đi xay nhuyễn.
  • Dùng gạc sạch, lấy một ít đậu xanh rồi thoa đều lên nướu răng của trẻ.

Trị sốt bằng quả na

Qua na (mãng cầu) chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa… có khả năng giảm đau, hạ sốt do bé mọc răng và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Quả na chứa nhiều vitamin, khoáng chất

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một quả na chín mềm, bỏ vỏ, bỏ hạt, chỉ lấy phần thịt.
  • Tùy vào mức độ ăn thô của bé mà mẹ có thể cắt nhỏ, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Cho bé ăn liên tục trong giai đoạn bé mọc răng. Nếu bé chưa ăn được thì có thể ép lấy nước cho bé uống.

Tóm lại, trẻ sốt mọc răng 39 độ nhưng không có những triệu chứng bất thường kèm theo thì không phải là điều quá lo lắng, tuy nhiên ba mẹ cũng cần phải theo dõi sát sao. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, ba mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.