TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Răng sữa thay bao nhiêu cái? Những điều ba mẹ cần lưu ý

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 24,663
Răng sữa thay bao nhiêu cái và khi nào là thời điểm mọc răng cũng như thay răng của các bé? Đây được coi là thắc mắc chung của các bậc phụ huynh khi đang chăm sóc con đầu lòng. Bài viết dưới đây giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về quá trình thay răng của con mình.

Bé thay răng cửa hàm trên

Khi bé lên 3 là độ tuổi răng sữa của bé đã được mọc đầy đủ và khoảng 6 tuổi bé sẽ bắt đầu thay răng. Quá trình chuyển đổi 20 chiếc răng sữa sang răng vĩnh viễn sẽ kéo dài đến năm bé khoảng 13 tuổi.

Sau khoảng thời gian này, 8 chiếc răng nhai sẽ được mọc liền kề trong cung hàm, đây là những chiếc răng chịu trách nhiệm chính cho quá trình ăn nhai. Sau đó ở độ tuổi trưởng thành từ 17 – 25 tuổi là khoảng thời gian mọc của 4 chiếc răng cuối cùng, còn được biết đến với tên gọi là răng khôn. Răng khôn có thể mọc thẳng, không mọc hoặc mọc lệch gây ra nhiều vấn đề phiền toái.

Răng sữa thay bao nhiêu cái ở trẻ em?

Khi các bé đến độ tuổi thay răng, vấn đề răng sữa thay bao nhiêu cái sẽ được các bậc phụ huynh rất quan tâm. Răng vĩnh viễn sẽ được thay thế vào tất cả các vị trí của 20 chiếc răng sữa.

Khi đến độ tuổi thay răng, răng sữa sẽ có dấu hiệu lung lay do mầm răng vĩnh viễn đẩy lên làm cho chân răng sữa bị tiêu biến, đến một lúc được coi là “chín mùi” thì răng sẽ rụng ra khỏi hàm để nhường vị trí lại cho răng vĩnh viễn mọc lên. Theo trình tự, răng sữa nào mọc trước sẽ rụng trước, và răng vĩnh viễn sẽ thay thế vào từng vị trí đó. Đối với trẻ em, các bé sẽ thay toàn bộ 20 chiếc răng sữa bao gồm 10 chiếc hàm trên và 10 chiếc ở hàm dưới.

Tuy nhiên, hàm răng vĩnh viễn sẽ bao gồm 32 chiếc, 16 chiếc hàm trên và 16 chiếc hàm dưới. Ngoài 20 chiếc răng vĩnh viễn được thay thế vào vị trí của răng sữa, chúng ta sẽ có thêm 12 chiếc răng mọc bên cạnh nối tiếp các răng vĩnh viễn đã được thay thế, trong đó 4 chiếc răng trong cùng của cung hàm được gọi là răng khôn.

Bé thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn

Răng sữa mọc vào thời điểm nào?

Vấn đề răng sữa thay bao nhiêu cái đã được giải đáp, vậy khi nào là thời điểm mọc răng sữa của bé, răng sữa sẽ mọc đến khi nào? Trên thực tế, khi trẻ em nằm trong bụng mẹ thì cơ cấu răng hàm đã được hình thành dần. Bé được hình thành và nằm trong bụng mẹ khoảng 5 tuần là thời điểm mầm răng đã bắt đầu phát triển. Thông thường, chiếc răng sữa đầu tiên sẽ là chiếc răng cửa hàm dưới được mọc khi bé khoảng 6 tháng tuổi kể từ khi chào đời.

Tùy vào sự phát triển và quá trình chăm sóc bổ sung dưỡng chất từ mẹ mà các bé sẽ có khoảng thời gian mọc răng khác nhau dao động từ 6 tháng đến 3 tuổi sẽ là thời điểm các bé mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Trong đó gồm: 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh và 8 răng hàm.

Trước khi răng mọc bé sẽ có những biểu hiện như chảy nước dãi, khó ngủ, bé không chịu ăn, nướu bị sưng đỏ, trẻ hay quấy khóc hoặc thường xuyên muốn cắn, ngậm hoặc nhai những đồ vật mà bé cầm được. Ngoài ra, một số bé còn bị nóng sốt bởi tình trạng mọc răng gây ra.

Các thời điểm răng mọc mà cha mẹ cần lưu ý và chăm sóc bé cẩn thận:

- Thời gian khoảng từ 6 - 10 tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu mọc hai chiếc răng cửa đầu tiên

- Khoảng thời gian từ 8 - 13 tháng là thời điểm bé tiếp tục mọc hai răng cửa hàm trên

- Từ 8 – 16 tháng tuổi, 4 răng cửa của hai hàm nằm bên cạnh các răng cửa trung tâm sẽ tiếp tục được mọc

- 4 răng hàm nhỏ trên – dưới của bé sẽ được mọc vào khoảng 13 – 19 tháng tuổi

- Từ 16 – 23 tháng tuổi , 4 răng nanh của hai hàm sẽ được mọc

- Cuối cùng 4 răng hàm trên – dưới sẽ được mọc vào khoảng 25 – 33 tháng tuổi

Bé trong giai đoạn mọc răng sữa

Trung bình quá trình mọc răng của các bé sẽ được kết thúc khi bé nằm trong khoảng 3 tuổi. Thời điểm bé mọc răng cha mẹ nên kết hợp tập cho bé ăn dặm để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp bé phát triển một cách toàn diện.

Những điều ba mẹ cần lưu ý khi trẻ thay răng sữa

1. Các lưu ý ở thời điểm mọc răng sữa

- Vệ sinh răng hàm ngay từ sau khi sinh giúp răng miệng của bé sạch sẽ tránh được các bệnh về miệng của bé sơ sinh. Lau mặt cho bé bằng khăn mềm loại bỏ nước dãi bám trên miệng, mặt của bé.

- Rửa tay thật kỹ trước khi thực hiện vệ sinh răng miệng cho bé như chà lưỡi, chà lợi. Cha mẹ nên vệ sinh miệng bé bằng khăn, vải mềm, dùng nước ấm hoặc dung dịch theo chỉ định của bác sĩ nếu có.

- Khi răng bé mọc nhiều cha mẹ có thể dạy bé cách đánh răng, súc miệng sạch sẽ. Đây không những giúp bé giữ gìn vệ sinh răng miệng mà còn tạo được thói quen tốt cho bé.

- Nếu bé có tình trạng nóng sốt không dứt, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra.

2. Những điều cần lưu ý khi trẻ thay răng sữa

Bên cạnh thắc mắc răng sữa thay bao nhiêu cái thì những lưu ý trong quá trình thay răng cũng được cha mẹ đặc biệt quan tâm. Khoảng thời gian chuyển đổi từ răng sữa sang răng vĩnh viễn các cha mẹ cần lưu ý những điều sau để hỗ trợ bé trong quá trình này, giúp răng mọc đều đẹp.

- Cha mẹ cần hướng dẫn bé dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ thức ăn bị dính trong kẽ răng để ngăn chặn tình trạng vi khuẩn phát triển sản sinh ra các bệnh về nướu.

- Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối khi thay răng để tránh viêm vị trí răng sữa vừa mới rụng.

- Tránh ăn những thức ăn quá lạnh, hoặc dùng nướu nghiền thức ăn để tránh tình trạng gây ra tổn thương nướu khiến răng vĩnh viễn mọc chậm.

- Trường hợp răng lung lay khiến bé đau nhức, cha mẹ cần đưa bé đi khám để được bác sĩ hỗ trợ.

- Nếu gặp phải tình trạng răng bé mọc lệch lạc không đều sau quá trình thay răng, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở nha khoa để được thăm khám, áp dụng các biện pháp hỗ trợ ngay từ đầu.

Bé niềng răng để khắc phục tình trạng răng mọc không đều

Mặc dù răng sữa của trẻ chỉ hỗ trợ chức năng ăn nhai tạm thời nhưng nếu chúng ta không chăm sóc kỹ lưỡng sẽ gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn. Răng sữa giúp bé ăn nhai đúng cách, giúp bé biết cách vệ sinh chăm sóc răng miệng và cũng là nơi bảo vệ nướu để chờ răng vĩnh viễn cấu tạo hoàn chỉnh và ngoi lên. Tuy nhiên, trường hợp răng vĩnh viễn cách xa vị trí của răng sữa chúng vẫn sẽ mọc lên dù răng sữa chưa rụng. Ở trường hợp này sẽ khiến hàm răng của trẻ trở nên lộn xộn, răng vĩnh viễn và răng sữa cùng nằm cạnh nhau. Vì vậy, nếu cảm thấy răng vĩnh viễn đang có dấu hiệu ngoi lên mà răng sữa không rụng hoặc không lung lay, chúng ta nên đến ngay các cơ sở y khoa để được hỗ trợ.

Nắm vững được những kiến thức trên, cha mẹ sẽ dễ dàng chăm sóc răng miệng cho các bé trong quá trình mọc răng, thay răng. Đồng thời cũng có thể giải đáp câu hỏi về răng sữa thay bao nhiêu cái, khi nào con sẽ dừng thay răng và một số thắc mắc khác.

Nha khoa Nhân Tâm luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, tự hào là một nha khoa uy tín, làm việc chuyên nghiệp với chất lượng điều trị cao mang lại nhiều nụ cười rạng rỡ và hàm răng đẹp cho khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng đón tiếp và hỗ trợ hết mình, hãy gọi 1900 56 5678 nếu bạn đang có vấn đề về răng miệng cần được giải quyết.