TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bao nhiêu tuổi thì hết thay răng? Lưu ý để răng đều đẹp

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 17,492
Bé thay răng khi nào và bao nhiêu tuổi thì hết thay răng trở thành mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Ba mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ về thời điểm thay răng của bé cũng như những lưu ý khi chăm sóc răng miệng để giúp trẻ có được hàm răng chắc khỏe, đều đặn.

Răng sữa rụng đi để nhường vị trí cho răng vĩnh viễn

Bao nhiêu tuổi thì hết thay răng? Thời điểm thay răng của bé là khoảng thời gian toàn bộ 20 chiếc răng sữa lung lay và rụng đi theo tuần tự để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Bé đã qua độ tuổi mọc răng và đến độ tuổi thay răng, quá trình chăm sóc răng miệng cũng như ăn uống sẽ có nhiều thay đổi. Ba mẹ cần quan tâm và tìm hiểu để hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách.

Những thói quen xấu, chế độ ăn uống cũng như phương pháp vệ sinh răng miệng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của răng.

Bao nhiêu tuổi thì hết thay răng? Thời điểm thay răng của bé

Hầu hết các bé đều mọc răng sữa từ 6 tháng đến 3 tuổi, các răng này sẽ đóng vai trò như vật giữ chỗ đồng thời hỗ trợ bé trong quá trình tập cách ăn nhai và vệ sinh răng miệng. Đến khoảng từ 6 – 13 tuổi, những chiếc răng vĩnh viễn sẽ được ngoi lên thay thế răng sữa để đảm nhiệm vai trò của mình.

Thời điểm các bé thay răng, ba mẹ cần lưu ý theo dõi tình trạng rụng răng sữa và mọc răng vĩnh viễn của trẻ để tránh trường hợp các răng mọc lộn xộn hoặc tình trạng răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc lên.

Tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi bé mà thời gian mọc răng vĩnh viễn cũng khác nhau. Thông thường, thời gian thay răng sữa của bé sẽ nằm trong khoảng thời gian sau:

- Từ 6 - 7 tuổi là thời điểm các răng cửa giữa bắt đầu lung lay và rụng đi để trả lại vị trí cho các răng cửa vĩnh viễn mọc lên

- Từ 7 – 8 tuổi các răng cửa bên cạnh các răng cửa trung tâm dần dần được mọc lên

- Các răng hàm nhỏ sẽ được mọc lên khi bé khoảng 9 – 10 tuổi

- Thời điểm từ 10 – 11 là độ tuổi trẻ mọc răng nanh vĩnh viễn thế chỗ của những chiếc răng nanh sữa

- Từ 11 - 13 tuổi những chiếc răng hàm sữa cũng sẽ được thay thế, đồng thời răng nhai vĩnh viễn số 6, số 7 cũng được mọc lên để đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính.

Răng sữa mọc đều đóng vai trò hỗ trợ bé tập ăn nhai

Như vậy, với câu hỏi bao nhiêu tuổi thì hết thay răng, các chuyên gia cho biết, răng sữa của bé sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi bé nằm trong độ tuổi từ 6 - 13 tuổi. Ngoài ra, khoảng 17 - 25 tuổi chiếc răng cuối cùng cũng sẽ được mọc. Đây là chiếc răng hầu như không có tác dụng hỗ trợ việc ăn nhai mà nó còn gây đau nhức khi mọc lệch, mọc ngầm với tên gọi là răng khôn.

Những điều cần lưu ý để răng vĩnh viễn mọc đều đẹp

Quá trình chuyển đổi từ răng sữa sang răng vĩnh viễn rất quan trọng, tại thời điểm này ba mẹ cần lưu ý đến tình trạng mọc răng cũng như sinh hoạt của bé để răng vĩnh viễn được mọc lên đều đặn và đúng thời điểm.

1. Những thói quen xấu của bé ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn

Khi chiếc răng sữa vừa nhổ sẽ tạo ra một khoảng trống, bé thường có xu hướng đưa lưỡi, đưa tay vào khoảng trống đó. Hành động này vô tình đưa vi khuẩn vào nướu răng gây ra những bệnh về nướu như viêm nướu, viêm nha chu, hoặc khỏa lấp khoảng trống chỗ nướu răng khiến răng vĩnh viễn khó mọc, mọc chậm.

Trẻ nhỏ thường có thói quen mút tay, đẩy lưỡi, nghiến răng, chống cằm,.. mà những hành động này lâu ngày sẽ tác động trực tiếp lên cấu trúc xương hàm, khiến răng mọc lên bị hô, móm, răng mọc lệch hoặc răng khấp khểnh gây mất thẩm mỹ. Ba mẹ cần thường xuyên nhắc nhở, phân tích nhẹ nhàng cho bé hiểu tác hại của những hành động đó. Trường hợp cấu trúc xương hàm bị thay đổi, răng bé lệch lạc, ba mẹ đưa bé đến nha khoa để được áp dụng những phương pháp niềng răng, điều chỉnh tình trạng khớp cắn lệch.

2. Chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mọc và phát triển của răng

Thói quen ăn những thực phẩm lạnh như kem, uống nước đá hoặc ăn đồ chua, đây là những thực phẩm khiến quá trình mọc răng bị chậm.

Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm quá cứng khó nhai hoặc đồ ngọt và kẹo cao su, những loại này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng miệng, vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình ăn nhai.

Hãy tạo thói quen cho bé đánh răng sau khi ăn 30 phút giúp làm sạch mảng bám thức ăn, ngăn chặn vi khuẩn gây nên các bệnh lý răng miệng.

Khi bé đã thay xong 20 chiếc răng sữa, 8 chiếc răng nhai vĩnh viễn sẽ mọc lên, một số bé sẽ có tình trạng nóng sốt do sự xé nướu ngoi lên của răng. Trường hợp này nên cho bé dùng những loại thuốc giảm đau giảm sốt theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tránh dùng thuốc bừa bãi ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Thực phẩm lạnh làm cho răng mọc chậm

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc, vệ sinh răng miệng

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề bao nhiêu tuổi thì hết thay răng, ba mẹ cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cho bé. Chăm sóc răng miệng không đúng cách là nguồn gốc của vi khuẩn và những căn bệnh về răng miệng.

1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách

- Đánh răng đúng cách, thường xuyên giúp loại bỏ những vết bám trên răng, loại bỏ vi khuẩn ở khoang miệng, giúp răng trắng sáng đều màu tránh được tình trạng răng bị ố vàng do sự tích tụ của thực phẩm mà chúng ta ăn uống hằng ngày.

- Sử dụng bàn chải lông mềm để tránh tổn thương men răng.

- Dùng chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng mà không khiến kẽ hở giữa các răng bị rộng ra. Kết hợp dùng nước súc miệng dành riêng cho bé để làm sạch khoang miệng ngăn chặn mùi hôi.

- Thường xuyên vệ sinh lưỡi nhẹ nhàng.

2. Tạo chế độ ăn uống lành mạnh

- Hạn chế uống nước ngọt vì trong nước ngọt có chứa nhiều axit và đường làm bào mòn men răng.

- Bổ sung đầy đủ chất xơ trong các loại rau củ quả, lựa chọn những thực phẩm tốt giúp răng chắc khỏe.

- Cung cấp đủ nước cho cơ thể để hỗ trợ thải độc dễ dàng

Nước ép rau củ bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

3. Thăm khám, kiểm tra răng miệng định kỳ

Thường xuyên đến các cơ sở nha khoa để khám răng giúp răng chắc khỏe, phát hiện kịp thời những bất thường xảy ra, đồng thời loại bỏ vôi răng là điều rất cần thiết. Vôi răng là mảng bám trên chân răng, cản trở việc vệ sinh răng miệng, gây ra mùi hôi. Ngoài ra, vôi răng còn là nơi tích tụ vi khuẩn dẫn đến hỏng men răng và gây sâu răng.

Sự phát triển của các bé không giống nhau, vấn đề bao nhiêu tuổi thì hết thay răng cũng không có được một con số chính xác một cách tuyệt đối. Mong rằng, bài viết giúp ba mẹ nắm được khoảng thời gian dự đoán bé có thể thay răng và mọc răng cũng như các lưu ý trong quá trình này. Để hạn chế tối đa các vấn đề về bệnh lý răng miệng của bé, ba mẹ cần quan tâm, chăm sóc và hướng dẫn bé thật kỹ lưỡng. Đồng thời đưa bé đến các nha khoa để thăm khám định kì giúp bé có được một hàm răng chắc khỏe và nụ cười rạng rỡ.

Nha khoa Nhân Tâm – địa điểm nha khoa uy tín, ứng dụng nhiều công nghệ kỹ thuật số hiện đại, giúp can thiệp làm răng không đau xóa bỏ nỗi lo âu của mọi người. Vui lòng liên hệ 1900 56 5678 để được đặt lịch tư vấn miễn phí.