TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ giúp ba mẹ nhận biết triệu chứng sớm

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2,344
Nấm lưỡi là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy không quá nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ khó chịu, từ đó quấy khóc, biếng ăn, biếng bú. Những hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ dưới đây sẽ giúp ba mẹ nhận biết những dấu hiệu của bệnh lý sớm và có cách điều trị kịp thời.

Nấm lưỡi là những mảng trắng bám trên lưỡi, vòm họng, má,… rất khó để vệ sinh và làm sạch theo cách thông thường. Bệnh lý này có thể khiến trẻ khó chịu, hay quấy khóc, biếng ăn,…

Nhận biết sớm bệnh lý thông qua những hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ sẽ giúp điều trị kịp thời bệnh nấm lưỡi, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Tìm hiểu về bệnh nấm lưỡi

Nấm lưỡi còn được gọi là candida lưỡi hay tưa lưỡi, xảy ra khi nấm Candida Albicans phát triển quá mức kiểm soát. Biểu hiện là lưỡi của trẻ xuất hiện các mảng màu trắng, một số trường hợp có thể lây lan đến nướu, amidan, vòm họng hoặc thành sau cổ họng.

Bệnh nấm lưỡi còn được gọi là candida lưỡi hay tưa lưỡi

Bệnh nấm lưỡi có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ em khoảng 1 tuổi sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị bệnh lý này càng sớm càng tốt sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường.

Trẻ bị nấm lưỡi là do đâu?

Nguyên nhân chính gây nấm lưỡi ở trẻ là do nấm Candida Albicans phát triển quá mức. Đây là loại nấm ký sinh ở trong cơ thể trẻ, không gây bất kỳ ảnh hưởng nào nếu thể trang được duy trì ở mức cân bằng.

Thế nhưng, nấm sẽ phát triển quá mức kiểm soát và gây nấm lưỡi khi gặp phải những trường hợp như:

  • Hệ miễn dịch của trẻ quá yếu: Điều này sẽ khiến cho nấm có cơ hội phát triển nhanh chóng và lây nhiễm dễ dàng. Trẻ sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng,… thường gặp phải nguyên nhân này.
  • Trẻ sử dụng kháng sinh không đúng liều: Việc sử dụng kháng sinh quá liều lượng cho phép có thể làm cho nấm Candida và hệ vi khuẩn có lợi mất cân bằng với nhau, từ đó dẫn đến tình trạng nấm lây lan và gây hại.
  • Mẹ bị nhiễm nấm sinh dục khi mang thai: Mẹ bầu bị nhiễm nấm sinh dục nhưng chưa được điều trị triệt để trước khi sinh có thể lây nhiễm nấm cho bé khi sinh ra qua đường âm đạo.

Trẻ em có hệ miễn dịch yếu dễ gặp phải tình trạng nấm lưỡi

Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ theo các biểu hiện

Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ sẽ có sự khác nhau tùy vào mức độ bệnh và cơ địa của trẻ. Nếu nghi ngờ bé bị nấm miệng, ba mẹ nên quan sát kỹ lưỡng hình ảnh và đối chiếu với những biển hiện của trẻ nhé.

Lưỡi có các mảng trắng kem

Biểu hiện:

  • Lưỡi của trẻ có các mảng trắng kem, giống như cặn sữa.
  • Ngoài ra, các mảng bám này còn có thể xuất hiện ở vòm họng, amidan, nướu hay niêm mạc má.
  • Các mảng trắng này bám rất chặt, rất khó để làm sạch.

Lưỡi trẻ xuất hiện các mảng trắng kem, trông giống như cặn sữa

Hậu quả:

  • Nấm mọc dày khiến trẻ cảm thấy khó chịu, vướng víu khi ăn nhai, nói chuyện.
  • Nấm che lấp các gai vị giác ở lưỡi, từ đó khiến trẻ không cảm thấy ngon, bỏ ăn, bỏ bú.

Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ gây đau rát, sưng đỏ

Biểu hiện: Toàn bộ vùng lưỡi của trẻ bị sưng đỏ, trẻ cảm thấy đau rát, khó chịu.

Hình ảnh nấm lưỡi gây sưng đỏ, đau rát

Hậu quả:

  • Ở những vị trí xuất hiện nấm, trẻ cảm thấy đau rát, nhất là khi ăn nhai, khiến trẻ hay quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú.
  • Tình trạng nấm lưỡi gây đau rát, sưng đỏ này kéo dài sẽ khiến trẻ chậm phát triển, dễ bị suy dinh dưỡng.

Hình ảnh nấm lưỡi kèm theo chảy máu

Biểu hiện:

  • Lưỡi xuất hiện các mảng trắng, dính rất chặt.
  • Nếu ba mẹ cố cạo bỏ hoặc chà xát mạnh, lưỡi có thể bị trầy xước, chảy máu.

Hình ảnh nấm lưỡi kèm theo chảy máu ở trẻ sơ sinh

Hậu quả: Lưỡi bị chảy máu sẽ gây viêm nhiễm khiến tình trạng nấm lưỡi trở nên nghiêm trọng hơn.

Hình ảnh nấm lưỡi lan rộng khắp khoang miệng

Biểu hiện: Các mảng trắng xuất hiện trên bề mặt lưỡi và lan rộng sang khắp khoang miệng.

Hậu quả: Nấm lưỡi dày và rông khiến trẻ cảm thấy vướng víu, khó ăn nhai, khó giao tiếp.

Hình ảnh nấm lưỡi lan rộng khắp khoang miệng

Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ em gây chảy máu ở khóe miệng

Biểu hiện: Da vùng bị nấm lưỡi sẽ khô, bong tróc, nứt và chảy máu.

Hậu quả: Trẻ sẽ cảm thấy đau rát khi há miệng, nói chuyện, ăn uống.

Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ em gây chảy máu ở khóe miệng

Trẻ bị nấm lưỡi có các dấu hiệu này là tình trạng đã khá nghiêm trọng, cần được điều trị sớm để ngăn ngừa nấm lưỡi lan rộng sang các cơ quan và gây nên những biến chứng khôn lường.

Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ theo hình dạng

Nấm lưỡi ở trẻ sẽ có nhiều hình dạng khác nhau, dưới đây là các dạng thường gặp

Nấm lưỡi giả mạc

Là dạng nấm lưỡi phổ biến ở trẻ sơ sinh, có thể mãn tính và cấp tính. Mãn tính sẽ có biểu hiện là nấm lưỡi xuất hiện ở lưỡi, lan rộng nhưng ít gây ra tình trạng phù nề, sưng đỏ.

Cấp tính sẽ có biểu hiện là lưỡi đỏ, miệng đỏ, xuất hiện những đốm giả mạc có màu hơi trắng, gây rát nhẹ.

Nấm lưỡi giả mạc

Nấm lưỡi bản đồ

Đây là dạng viêm lưỡi lành tính và không gây nguy hiểm cho trẻ. Một số biểu hiện cụ thể như:

  • Lưỡi bị mất gai nhú, tạo thành các mảng nhẵn màu đỏ, có viền trắng xung quanh, giống như bản đồ.
  • Bề mặt lưỡi có nhiều vết nứt sâu.

Nấm lưỡi bản đồ

Bạch sản, tăng sản lưỡi

Đây là dạng nấm lưỡi rất ít gặp, nhưng ba mẹ cũng cần lưu ý. Bệnh sẽ có những biểu hiện như: bề mặt lưỡi xuất hiện những mảng trắng dày và cứng chồng lên nhau, vùng niêm mạc lưỡi bị sưng đỏ.

Bề mặt lưỡi xuất hiện những mảng trắng dày và cứng chồng lên nhau

Hồng ban ở vòm họng

Là tình trạng vùng lưỡi, niêm mạc má xuất hiện các mảng trắng, vòm họng cũng sẽ có các vết hồng nổi lên và dính rất chặt. Dạng nấm lưỡi này thường xảy ra khi bé sử dụng phải Corticoid ở dạng xông hay dạng hít để điều trị các bệnh về hô hấp.

Hồng ban ở vòm họng

Xem thêm: Răng trẻ em mọc lệch: Ba mẹ cần làm gì?

Cách điều trị tình trạng nấm lưỡi ở trẻ em

Từ những hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ trên, ba mẹ có thể nhận biết kịp thời và đưa con đến địa chỉ uy tín để bác sĩ thăm khám và điều trị.

Thông thường, để điều trị nấm lưỡi ở trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc như:

  • Miconazole: Loại thuốc này ở dạng gel, có khả năng tiêu diệt các tế bào nấm gây hại. Ba mẹ chỉ cần bôi gel trực tiếp lên vị trí bị nấm khi sử dụng.
  • Nystatin: Loại thuốc này được điều chế ở dạng bột. Khi sử dụng, ba mẹ chỉ cần hòa tan thuốc với một lượng nước vừa đủ, sau đó dùng gạc thấm vào nước và rơ lưỡi cho bé.

Thuốc điều trị nấm lưỡi ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng nấm lưỡi tái phát

Để ngăn ngừa tình trạng nấm lưỡi tái phát, ba mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ như sau:

  • Dùng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ một cách thường xuyên để đảm bảo vùng lưỡi của trẻ luôn được sạch sẽ, ngăn ngừa nấm và các vi khuẩn có hại sinh sôi phát triển.
  • Vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng mà bé hay tiếp xúc như: ti giả, gặm nướu, đồ chơi,…
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm quá cay nóng, thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt có gas,…
  • Bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các thực phẩm giàu vitamin C, sữa chua để nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ, tăng cường các vi khuẩn có lợi cho cơ thể.
  • Nếu trẻ đang trong thời gian bú mẹ, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống. Lúc này, mẹ cần hạn chế các thức ăn quá nhiều đường, các thực phẩm nhiều gia vị cay nóng, các loại hải sản có nguy cơ gây dị ứng,…
  • Nếu trẻ bị hen suyễn cần điều trị bằng Corticoid, ba mẹ cần làm sạch khoang miệng cho trẻ một cách kỹ lưỡng ngay sau khi sử dụng.
  • Ba mẹ nên định kỳ 6 tháng/lần đưa bé đến nha khoa uy tín để thăm khám và vệ sinh răng miệng toàn diện, phòng ngừa nấm lưỡi cũng như những bệnh lý răng miệng.

Rơ lưỡi cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý

Hy vọng rằng những hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ được tổng hợp ở trên sẽ giúp ba mẹ nhận biết bệnh lý này một cách sớm nhất, từ đó có phương pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả. Để đảm bảo an toàn, ba mẹ nên đưa bé để phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.