TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bật mí các mẹo chữa hóc xương cá tại nhà

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 3,501
Hóc xương cá là tình trạng rất hay gặp phải trong cuộc sống thường ngày. Hóc xương cá sẽ khiến nhiều người vô cùng khó chịu, có thể gây đau đớn, thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Để thoát khỏi tình trạng này, bạn có thể tham khảo các mẹo trong bài viết dưới đây.

Tình trạng hóc xương cá có thể gặp phải ở bất kỳ ai. Trong nhiều trường hợp, xương cá nhỏ có thể tự tiêu. Nhưng nếu xương cá lớn bị mắc lại trong cổ họng không được xử lý sớm sẽ gây nguy hiểm vô cùng.

Khi không may bị hóc xương cá, bạn có thể thử uống nước, hay áp dùng các mẹo dân gian như sử dụng chuối, bơ, viên sủi,... Nếu xương cá khó để lấy ra thì hãy đến ngay cơ sở Y tế để được kiểm tra và loại bỏ càng sớm càng tốt.

Các triệu chứng nhận biết hóc xương cá

Trong một số trường hợp, xương cá bị hóc có thể trôi xuống dạ dày mà không để lại bất kỳ triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu xương cá bị mắc lại ở một vị trí nào đó trong cổ họng có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Có cảm giác bị châm chích, đau nhói ở vùng cổ họng.
  • Bạn có thể cảm thấy mắc nghẹn, gây khó khăn khi nuốt hoặc cảm thấy đau khi nuốt.
  • Ho nhiều, thậm chí ho khạc thấy có máu chảy ra.
  • Tiết nhiều nước bọt do cơ thể phản ứng lại sự kích thích của xương cá.

Hóc xương cá gây đau nhức vùng cổ họng

Top 10 mẹo chữa hóc xương cá tại nhà

Hóc xương cá tưởng chừng không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn, thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường. Dưới đây là 10 mẹo dân gian được nhiều người áp dụng để giảm triệu chứng và đẩy xương cá ra khỏi cổ họng.

Mẹo chữa hóc xương cá bằng chuối

Nhiều người cho rằng, chuối giống như kẹo dẻo, có thể giúp đẩy xương cá xuống dạ dày một cách hiệu quả. Khi bị hóc xương cá, bạn hãy cắn một miếng chuối thật lớn, sau đó ngậm trong miệng khoảng 1 - 2 phút cho chuối mềm rồi nuốt cả miếng chuối.

Chuối có thể giúp đẩy xương cá xuống dạ dày

Uống viên sủi

Nhiều người cho rằng, viên sủi khi pha với nước sẽ tan ra và tạo các bọt khí có thể giúp phân hủy xương cá, đồng thời tạo áp suất để đẩy xương cá xuống dạ dày. Do đó, khi bị hóc xương cá trong cổ họng, bạn có thể thử uống sủi.

Uống dầu oliu

Sử dụng dầu oliu là một cách chữa hóc xương cá tại nhà cực dễ. Bạn chỉ cần uống ngay 1 thìa dầu oliu khi bị hóc xương là được. Dầu oliu sẽ giúp cho xương và niêm mạc họng được bôi trơn, xương cá dễ dàng thoát ra khỏi cổ họng hơn rất nhiều.

Dầu oliu giúp xương và niêm mạc họng được bôi trơn, xương cá sẽ dễ dàng được loại bỏ

Uống nước chanh hoặc nước ép trái cây giàu vitamin C

Các loại nước giàu vitamin C có thể giúp làm mềm xương cá và giúp nó dễ dàng trôi xuống dạ dày. Do đó, khi bị hóc xương cá, bạn có thể uống nước chanh, nước ép cam, nước ép bưởi,... để xử lý tình trạng này một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Ngậm vỏ cam, chanh

Vỏ cam, chanh chứa một hàm lượng vitamin C dồi dào, khi tiếp xúc với xương cá có thể giúp làm mềm phần xương này và khiến nó trôi xuống dạ dày dễ dàng hơn.

Bạn nên chọn những quả cam, chanh tươi, vỏ dày. Rửa sạch vỏ dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn. Cắt một miếng nhỏ vỏ cam hoặc chanh, tránh cắt quá lớn gây khó nuốt. Ngậm vỏ cam, chanh trong miệng khoảng 2 - 3 phút, sau đó nuốt từ từ.

Vỏ cam, chanh chứa nhiều vitamin C giúp làm mềm xương cá

Chữa hóc xương cá bằng nước ngọt có gas

Các loại nước ngọt có gas có một lượng lớn khí gas. Bạn có thể thử uống nước ngọt có gas nguyên chất, không đá khi bị hóc xương. Khí gas sẽ khiến xương cá bị mềm ra và phân hủy dần.

Dùng mật ong chữa hóc xương cá

Bạn có thể kết hợp mật ong với chanh để chữa hóc xương cá. Mật ong có tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp vết trầy xước trong họng nhanh lành lại, còn chanh có chứa axit tự nhiên, giúp xương cá nhanh mềm hơn. Bạn chỉ cần pha 2 thìa mật ong nguyên chất với 1 thìa nước cốt chanh tươi. Cho hỗn hợp vào trong miệng và ngậm sát với cổ họng trong khoảng 3 - 5 phút.

Mật ong giúp vết trầy xước trong họng nhanh lành lại

Giấm táo chữa hóc xương cá

Cũng tương tự như chanh, giấm táo cũng có tính axit tự nhiên, vì thế có thể làm mềm xương cá và giúp nó trôi đi dễ dàng. Khi xương đã mềm thì cho dù có trôi xuống dạ dày cũng không làm tổn thương dạ dày.

Nuốt cơm nóng

Nuốt cơm nóng là giải pháp chữa hóc xương cá đã được lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay. Bạn chỉ nên ăn một miếng cơm vừa đủ, nhai sơ qua rồi nuốt mạnh là xương sẽ theo cơm trôi xuống.

Nuốt cơm nóng là phương pháp chữa hóc xương cá được lưu truyền trong dân gian

Áp dụng phương pháp Heimlich

Đây là phương pháp chữa hóc dị vật nổi tiếng trong Y khoa. Phương pháp Heimlich là cách sơ cứu cơ bản và hiệu quả mà bác sĩ thường khuyên mọi người nên nắm rõ và thực hành trong những tình huống nguy cấp do dị vật làm tắc nghẽn đường thở.

Cách thực hiện:

  • Thực hiện một mình: Trước tiên, bạn hãy đặt nắm tay ở phần bụng (trên rốn một chút), tay còn lại nắm chặt nắm tay. Sau đó cúi người xuống một bề mặt cứng (mặt bàn, mặt ghế), ấn vào bụng thật mạnh bằng một lực đẩy nhanh và hướng lên trên.
  • Thực hiện có sự hỗ trợ của người khác: Người bị hóc xương nghiêng người về phía trước. Người đứng sau vòng tay quanh eo người bị hóc xương, hai tay nắm chặt lại và ấn vào bụng thật mạnh với một lực đẩy nhanh, hướng lên trên. Thực hiện động tác này 5 lần nếu cần.

Những lưu ý khi áp dụng mẹo chữa hóc xương cá tại nhà

Hiệu quả của các phương pháp chữa hóc xương cá tại nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kích thước xương cá, vị trí mắc kẹt xương cá và cơ địa của mỗi người. Với những trường hợp xương cá nhỏ và không cắm sâu, phương pháp này có thể mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng áp dụng thành công.

Nếu bạn đã thử áp dụng những cách trên nhưng không xử lý được vấn đề, thì bạn không nên lặp đi lặp lại nhiều lần vì có thể khiến vùng cổ họng bị tổn thương. Đặc biệt, đối với trẻ em bị hóc xương thì ba mẹ phải cực kỳ cẩn thận, bởi trẻ em thường dễ hoảng sợ và không thể chủ động để nuốt hay khạc nhổ như người lớn.

Mẹo chữa hóc xương cá tại nhà chỉ áp dụng trong những trường hợp xương cá nhỏ và không cắm sâu

Bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt khi gặp các trường hợp sau:

  • Khó thở: Đây là dấu hiệu nguy hiểm, xương cá có thể đã chặn đường thở, gây khó thở, tím tái, cần được cấp cứu ngay lập tức.
  • Đau dữ dội: Cơn đau tăng dần và lan rộng sang tai, hàm hoặc ngực.
  • Sưng tấy cổ: Xuất hiện sưng đỏ ở vùng cổ, thậm chí còn gây đau nhức khi chạm vào.
  • Nôn mửa: Không thể nuốt được bất cứ thứ gì, kể cả nước bọt cũng rất khó nuốt.
  • Khàn tiếng: Giọng nói thay đổi rõ rệt, khàn đặc hoặc mất tiếng hoàn toàn.
  • Sốt: Cơ thể có phản ứng viêm nhiễm, sốt cao.

Nếu không được lấy ra kịp thời, xương cá có thể di chuyển sâu hơn vào các mô mềm, gây tổn thương nghiêm trọng hơn như: nhiễm trùng, ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây tổn thương các cơ quan như thực quản, khí quản…

Xem thêm: Đau họng ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Phương pháp chữa hóc xương cá tại cơ sở chuyên khoa

Khi các triệu chứng do hóc xương cá gây ra ngày càng trở nên nghiêm trọng, bạn nên tìm đến các cơ sở Y tế chuyên khoa như bệnh viện, phòng khám tai mũi họng uy tín là rất cần thiết. Tùy theo từng mức độ, vị trí hóc xương cá mà bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng mà bạn có thể tham khảo:

Nội soi

Đây là phương pháp mà bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi có gắn camera và dụng cụ chuyên dụng để quan sát trực tiếp vùng họng và lấy xương cá ra. Phương pháp này có độ chính xác cao, hạn chế tối đa xâm lấn và thời gian thực hiện nhanh chóng.

Tùy vào mức độ hóc xương cá mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp

Phẫu thuật

Trong trường hợp xương cá cắm sâu, gây biến chứng hoặc nội soi không thể lấy ra được, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Ưu điểm của phương pháp này đó là có thể loại bỏ hoàn toàn xương cá và xử lý hiệu quả các biến chứng do hóc xương cá gây ra. Tuy nhiên lại có nhược điểm là xâm lấn nhiều hơn và thời gian hồi phục lâu hơn.

Gắp xương bằng kẹp

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng kẹp y tế để gắp xương cá trực tiếp qua miệng.

Phòng tránh hóc xương cá như thế nào?

Hóc xương cá là một tình huống rất dễ gặp phải và có thể gây ra nhiều phiền toái. Do đó, để phòng tránh tình huống này, bạn hãy lưu ý đến những điều sau:

  • Lọc xương kỹ càng khi chế biến cá. Dùng tay hoặc nhíp để kiểm tra kỹ phần thịt cá, nhất là những phần thịt có nhiều xương dăm.
  • Nấu chín kỹ cá để giúp làm mềm xương và dễ dàng nghiền nát khi nhai.
  • Cắt cá thành từng miếng vừa ăn, không cắt miếng quá lớn để dễ dàng kiểm soát khi ăn.
  • Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt, không nói chuyện trong khi ăn vì có thể làm tăng nguy cơ hóc xương cá.
  • Với trẻ em, bạn nên chọn loại cá ít xương hoặc xay nhuyễn trước khi cho bé ăn. Đồng thời luôn quan sát trẻ khi ăn, cắt nhỏ thức ăn thành từng miếng vừa miệng để trẻ dễ nuốt.

Nên quan sát trẻ em khi ăn

Như vậy, bài viết trên Nha khoa Nhân Tâm đã cung cấp cho bạn những thông tin cần biết khi bị hóc xương cá. Bạn không nên tự ý lấy xương cá để tránh đẩy xương cá vào sâu hơn và làm tổn thương đến niêm mạc họng. Thay vào đó, hãy đến cơ sở chuyên khoa càng sớm càng tốt để điều trị hiệu quả, giảm thiểu các biến chứng và rút ngắn thời gian hồi phục.