Răng tháo lắp là phương pháp phục hình răng bị mất phổ biến vì có chi phí khá thấp. Ngoài những ưu điểm, phương pháp này còn khá nhiều nhược điểm. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu và đưa ra quyết định có nên trồng răng tháo lắp hay không nhé!
Răng tháo lắp là phương pháp gì?
Răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình răng bị mất, bao gồm 1 khung hàm có thể tháo lắp được, bên trên chính là các răng giả. Hiện nay trên thị trường đang có 3 loại là: răng tháo lắp trên nền nhựa, răng tháo lắp trên nền kim loại và răng tháo lắp trên trụ implant. Tùy theo nhu cầu và tình trạng răng miệng của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn loại răng thích hợp nhất.
Răng tháo lắp thường được áp dụng cho người bị mất 1 răng, nhiều răng hoặc người mất toàn bộ hàm răng. Tương ứng với 1 chiếc răng bị mất, bác sĩ sẽ làm một chiếc răng giả tháo lắp 1 cái. Còn nếu bạn bị mất răng toàn hàm sẽ có răng giả tháo lắp toàn phần.
Phương pháp răng tháo lắp cũng được sử dụng cho những đối tượng đã lớn tuổi, sức khỏe không được tốt, không thể áp dụng được các phương pháp trồng răng Implant hay làm cầu răng sứ. Răng tháo lắp được rất nhiều người lớn tuổi yêu thích vì những ưu điểm của chúng.
Răng tháo lắp là phương pháp gì
Ưu và nhược điểm của răng tháo lắp
Ưu điểm của răng tháo lắp
- Nếu các bạn so sánh răng tháo lắp với phương pháp trồng răng giả hiện đại như cấy ghép Implant thì răng tháo lắp sẽ có mức chi phí khá thấp. Giá tiền phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.
- Ngoài ra, chất liệu làm răng giả tháo lắp có thể là nhựa, sứ. Các chất liệu này đều đã được chứng minh về độ an toàn, lành tính cho sức khỏe người sử dụng.
- Thời gian làm răng tháo lắp rất nhanh chóng, chỉ mất khoảng 4-6 ngày.
Nhược điểm của răng tháo lắp
Dù bạn thực hiện loại răng giả tháo lắp nào thì cũng sẽ gây ra nhiều nhược điểm. Chúng có thể tác động khá lớn đến cấu trúc răng và nướu gây ra những ảnh hưởng không tốt:
- Tác động đến răng và nướu: Cấu tạo của nướu giả và răng giả quá cồng kềnh. Trong quá trình ăn nhai hằng ngày có thể gây ra ảnh hưởng khiến quá trình tiêu xương hàm diễn ra nhanh chóng hơn và còn làm teo nướu. Ngoài ra những móc kim loại hoạt động sẽ khiến mô nướu bị va chạm, xâm lấn từ từ đến răng thật, đẩy nhanh tình trạng tiêu xương.
- Thẩm mỹ: Răng và nướu giả hàm tháo lắp không được tự nhiên, nhìn vào rất dễ dàng nhận bạn đang lắp răng giả.
- Ăn nhai: Tác dụng chủ yếu của răng tháo lắp chính là che chắn, thay thế chỗ trống bị mất răng. Đối với việc ăn nhai thì chúng không có quá nhiều tác dụng.
- Thời gian sử dụng khá ngắn: Sau một khoảng thời gian đeo hàm giả tháo lắp, khi nướu của bạn bị teo lại và hàm giả không còn phù hợp thì phải thay thế cái mới.
Có mấy loại răng tháo lắp?
Dựa theo vật liệu cấu tạo thì răng giả tháo lắp sẽ chia thành 3 loại là: Hàm tháo lắp nhựa, hàm tháo lắp khung kim loại (hàm tháo lắp truyền thống hay hàm giả tháo lắp cổ điển) và hàm tháo lắp cải tiến Implant.
Răng tháo lắp bằng nhựa
Có 2 loại hàm tháo lắp nhựa chính là răng giả tháo lắp nhựa thường và hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo. Hàm nhựa là loại có chi phí thấp, quy trình thực hiện cũng đơn giản. Nhưng loại hàm này khá lỏng lẻo và có thể gây ra một số vấn đề khác như: hôi miệng, cấn nướu, viêm nướu, viêm nha chu và tiêu xương hàm,...
Răng giả tháo lắp nhựa dẻo thì độ chắc chắn hơn, ôm sát phần nướu và có thiết kế linh động đối với trường hợp mất răng bán phần lẫn toàn phần. Răng nhựa dẻo cũng khá cồng kềnh và cảm giác ăn nhai không chân thực.
Có mấy loại răng tháo lắp
Răng tháo lắp bằng khung kim loại
Răng giả tháo lắp bằng khung kim loại sẽ thích hợp với người bị mất răng bán phần. Khung kim loại sẽ được liên kết chặt với răng thật ở trên cung hàm nên độ bền chắc khá cao, không lo bị rơi rớt và thời gian sử dụng cũng kéo dài đến vài năm.
Thêm vào đó, do phải liên kết với răng thật nên loại hàm này có thể khiến răng thật bị co kéo gây cảm giác đau nhức. Trường hợp xấu nhất có thể khiến răng thật bị lung lay, gãy rụng dẫn đến tình trạng mất răng thật.
Răng tháo lắp trên trụ Implant
Hàm tháo lắp trên trụ Implant là phương án phục hình mất răng tân tiến, kết hợp giữa hàm giả tháo lắp cổ điển và cấy ghép Implant. Đối với loại hàm này, trụ Implant sẽ được cấy ghép vào vị trí bị mất răng, đóng vai trò làm trụ nâng đỡ hàm giả tháo lắp ở trên.
Hiện tại, răng giả tháo lắp đang được đánh giá là tốt nhất, mọi người sẽ có cảm giác ăn nhai như răng thật và không lo hàm bị xê dịch. Hàm tháo lắp trên trụ Implant có độ bền khá ổn định, tuổi thọ cao và vẻ đẹp tự nhiên. Loại hàm này có chi phí hơi cao và thời gian phục hình sẽ dài hơn hàm nhựa dẻo hay hàm khung kim loại.
Khi nào cần sử dụng răng tháo lắp?
Răng tháo lắp chỉ được áp dụng cho những người không thể trồng răng cố định hoặc phải đeo tạm răng tháo lắp để chờ có điều kiện trồng răng cố định. Nhìn chung thì răng giả tháo lắp chỉ có thể áp dụng với trường hợp người cao tuổi bị mất răng hoàn toàn. Trong trường hợp có vấn đề, tình trạng răng miệng nghiêm trọng và khó làm cầu răng sứ hay trồng răng Implant thì bác sĩ sẽ khuyến khích làm răng tháo lắp.
Dù là phương pháp phục hình rẻ nhất nhưng cách này vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định. Cho nên trước khi thực hiện việc đeo răng tháo lắp thì mọi người hãy cân nhắc kỹ hoặc đến nha khoa Nhân Tâm để được bác sĩ tư vấn thật kỹ nhé!