TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Mất răng làm răng giả tháo lắp có tốt không?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 850
Hàm giả tháo lắp là một hàm bằng nhựa có đính răng giả bên trên để phục hình trong trường hợp bệnh nhân bị mất răng. Số lượng răng giả tùy thuộc vào số lượng răng bị mất của bệnh nhân. Vậy làm răng giả tháo lắp có tốt không? Nha khoa Nhân Tâm sẽ nhanh chóng giải đáp cho bạn.

Làm răng giả tháo lắp có tốt không phụ thuộc vào tình trạng răng miệng và tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu chất lượng xương hàm và điều kiện sức khỏe không đủ để thực hiện các phương pháp phục hình khác thì răng giả tháo lắp sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

Thế nào là hàm giả tháo lắp?

Cấu tạo của hàm giả tháo lắp gồm có nền hàm được làm bằng nhựa cứng hoặc nhựa dẻo, răng giả được làm nhựa, composite hoặc sứ. Một số hàm giả có thêm khung kim loại để móc với răng thật nhằm giúp răng giả cố định, không bị dịch chuyển khi ăn nhai. Thông thường, hàm giả bằng nhựa dẻo sẽ được ưu chuộng hơn vì tính mềm mại, linh hoạt, hạn chế cảm giác khó chịu khi đeo.

Răng giả tháo lắp điều trị mất răng

Hàm giả tháo lắp được sử dụng trong những trường hợp sau đây:

  • Mất một răng, mất vài răng liên tiếp hoặc xen kẽ
  • Mất răng toàn hàm
  • Mất răng lâu năm, xương hàm bị tiêu trầm trọng, không đủ chất lượng để thực hiện các phương pháp phục hình khác.
  • Bệnh nhân không đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện cầu răng sứ hoặc phẫu thuật cấy ghép răng Implant
  • Bệnh nhân muốn phục hình răng tức thì với chi phí thấp.

Mất răng làm răng giả tháo lắp có tốt không?

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ưu và nhược điểm để đánh giá xem làm răng giả tháo lắp có tốt không nhé.

Răng giả tháo lắp là phương pháp truyền thống trong điều trị mất răng. Phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm gồm:

  • Hàm tháo lắp là giải pháp phục hình răng bị mất có giá thành rẻ nhất hiện nay, giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa chi phí, không lo áp lực tài chính khi điều trị.
  • Răng giả có hình dáng như răng thật, nền nhựa có màu sắc tương đồng với nướu, giúp cải thiện thẩm mỹ, cho người bị mất răng tự tin hơn trong giao tiếp.
  • Hàm giả tháo lắp giúp khôi phục chức năng ăn nhai, nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân.
  • Thời gian phục hình răng giả tháo lắp chỉ cần 1-2 lần hẹn, không cần chờ đợi lâu.
  • Dễ dàng tháo ra và lắp vào, tạo thuận lợi cho bệnh nhân vệ sinh răng miệng và chăm sóc, bảo quản răng giả.

Răng giả tháo lắp được nhiều người lựa chọn vì chi phí rẻ

Bên cạnh những ưu điểm thì làm hàm giả tháo lắp cũng còn tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Sức nhai của răng giả không bằng răng thật nên cần kiêng các thực phẩm dai, cứng…
  • Nếu dùng lực nhai mạnh, hàm giả có thể cấn vào nướu gây khó chịu cho nướu.
  • So với răng cầu răng sứ hay cấy ghép Implant thì răng giả tháo lắp kém thẩm mỹ hơn, trông thiếu tự nhiên hơn và dễ bị phai màu sau một thời gian sử dụng.
  • Không thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm.
  • Răng giả có tuổi thọ ngắn, sau một vài năm sử dụng cần thay thế bằng phục hình mới.
  • Như vậy, làm răng giả tháo lắp có tốt không còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Nếu trong trường hợp bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn để thực hiện răng sứ hay Implant thì hàm giả tháo lắp là sự lựa chọn tốt nhất.

Quy trình làm hàm giả tháo lắp

Kỹ thuật thực hiện răng giả tháo lắp không quá phức tạp, tuy nhiên cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình theo tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo hàm giả khít sát với hàm thật, không bị di động trên nướu và không gây đau hay cộm vướng. Quy trình làm răng giả tháo lắp gồm các bước sau:

Thăm khám răng miệng tổng quát trước khi điều trị

  • Bước 1: Thăm khám răng miệng tổng quát, nếu có các bệnh lý răng miệng thì cần điều trị trước khi tiến hành làm răng giả. Đồng thời Bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân thật kỹ lưỡng về tình trạng của bệnh nhân, những lợi ích và hạn chế khi dùng răng giả tháo lắp, chi phí của răng giả để bệnh nhân nắm rõ trước khi đồng ý thực hiện.
  • Bước 2: Tiến hành lấy dấu hàm, đo đạc bề dày và chiều cao của khung hàm, kích thước chỗ trống bị mất răng. Sau đó chuyển dữ liệu về cho các kỹ thuật viên Labo để chế tạo ra mẫu hàm giả tương thích với bệnh nhân.
  • Bước 3: Khi đã có hàm giả, trước tiên bệnh nhân sẽ được vệ sinh răng miệng, vô khuẩn khoang miệng. Tiếp theo, hàm giả sẽ được gắn thử để kiểm tra khả năng ăn nhai, nếu hàm giả bị chênh hay cộm vướng thì sẽ được chỉnh sửa lại.
  • Bước 4: Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân cách tháo và lắp hàm giả cũng như cách vệ sinh răng miệng, vệ sinh hàm giả, bảo quản hàm giả để tối ưu hiệu quả và tăng tuổi thọ sử dụng.

Chăm sóc răng giả theo đúng hướng dẫn để nâng cao hiệu quả sử dụng

Như vậy là Nha khoa Nhân Tâm vừa cung cấp đầy đủ cho bạn những thông tin cần thiết về hàm giả tháo lắp. Để biết trường hợp của mình làm răng giả tháo lắp có tốt không, bạn hãy chọn một phòng khám nha khoa uy tín, thực hiện thăm khám và nhận tư vấn chính xác nhất từ Bác sĩ nhé.