Răng bị ê buốt khi nhai thường xảy ra ở người lớn có răng nhạy cảm, biểu hiện này cho thấy răng đã còn mạnh khỏe như trước nữa.
Một số nguyên nhân thường gặp của tình trạng này là sâu răng, viêm tủy, răng bị sứt mẻ, gãy vỡ, mài mòn quá mức, viêm nướu, tụt lợi,…
Khi thăm khám tại nha khoa, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp chữa trị sẽ tương ứng với nguyên nhân gây ra ê buốt răng khi ăn nhai như trám răng, bọc sứ, cạo vôi răng hoặc nhổ răng và phục hình răng giả.
Nguyên nhân làm cho răng bị ê buốt khi nhai
Răng bị ê buốt khi nhai thường xảy ra ở người có răng nhạy cảm, biểu hiện này cho thấy răng đã còn mạnh khỏe như trước nữa.
Khi men răng mòn đi, ngà răng và tủy răng bị lộ ra thì sẽ không thể tránh được những tác động từ thực phẩm, đặc biệt là đồ ăn chua cay, đồ ăn lạnh, nóng.
Các trường hợp ê buốt răng khi ăn nhai gồm có:
- Sâu răng, viêm tủy: Bệnh lý sâu răng khá phổ biến, chúng dẫn đến các thương tổn ở men răng bên ngoài nhưng nếu không được điều trị kịp thời, các lỗ sâu sẽ ngày càng lớn và lan rộng đến tủy răng, gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt mỗi khi ăn, thậm chí cơn đau còn khiến bạn buốt đến tận óc.
Bệnh lý sâu răng là nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị ê buốt khi nhai
- Răng sứt mẻ, gãy vỡ: Những chấn thương, tai nạn khiến răng bị mẻ, gãy vỡ, lộ tủy răng sẽ làm tăng độ nhạy cảm của răng, từ đố răng dễ bị kích thích hơn khi ăn uống. Nếu chấn thương ở mức độ nghiêm trọng còn dẫn đến viêm tủy hoặc hỏng tủy răng.
- Răng bị mài mòn quá mức: Nhiệm vụ của lớp men răng bên ngoài là bảo vệ tủy răng, ngà răng. Nếu men răng bị mòn đi quá nhiều sẽ khiến tủy răng tiếp xúc trực tiếp với thức ăn và các tác nhân bên ngoài khác, dẫn đến cảm giác ê buốt răng.
- Tổn thương nướu: Viêm nướu trong thời gian dài sẽ dẫn đến tụt lợi, làm lộ chân răng. Chân răng bị lộ ngày càng nhiều sẽ không tránh khỏi tình trạng ê buốt, đau nhức răng nghiêm trọng.
Hiện tượng tụt lợi làm lộ chân răng
Trên đây dù chỉ là những bệnh lý thông thường về răng miệng nhưng nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể gây đau nhức, ê buốt, cản trở sinh hoạt hàng ngày và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nha chu nặng, hỏng tủy răng, mất răng,…
Cách chữa trị răng bị ê buốt khi nhai
Khi thăm khám tại nha khoa, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn chụp X – quang để xác định tình trạng răng, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và đề ra phương án điều trị thích hợp.
Các biện pháp chữa trị sẽ tương ứng với nguyên nhân gây ra ê buốt răng khi ăn nhai:
Đối với răng bị ê buốt do sâu răng, mòn men răng, viêm tủy
Dựa vào mức độ thương tổn mà bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định bạn trám răng hoặc bọc sứ. Trường hợp sâu răng và viêm tủy thì cần làm sạch lỗ sâu, ổ viêm để loại bỏ hết vi khuẩn.
Kỹ thuật trám răng bít lỗ sâu
Đối với răng bị hư hại nặng nề
Tình huống xấu nhất khi răng bị hư hại quá nặng không thể phục hồi thì cần nhổ bỏ răng sau đó áp dụng các giải pháp phục hình như răng giả tháo lắp, cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant tùy vào khả năng kinh tế và nhu cầu của khách hàng.
Đối với răng bị tụt lợi, viêm nướu
Trường hợp này, bạn cần được làm sạch khoang miệng toàn diện, cạo vôi răng và nạo ổ viêm. Nếu tụt lợi nghiêm trọng sẽ cần tiến hành ghép lợi để khôi phục lại nướu.
Biện pháp phòng tránh ê buốt răng khi ăn nhai
Răng bị ê buốt khi nhai hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu bạn tập cho mình thói quen chăm sóc, vệ sinh răng khoa học và chế độ ăn hợp lý:
- Chải răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
- Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm theo chiều dọc và chuyển động tròn.
- Dùng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn mảng bám tại kẽ răng.
- Súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
Súc miệng thường xuyên để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây hại
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường, không uống nước ngọt có gas,…
- Sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm để tránh chấn thương khi chơi thể thao.
- Dùng máng chống nghiến nếu bạn có tật nghiến răng.
- Khám răng định kỳ mỗi 3 – 6 tháng.
Xem thêm: Thời gian mọc răng vĩnh viễn ở trẻ mà cha mẹ cần nắm được
Nếu đang gặp phải các vấn đề khiến răng bị ê buốt khi nhai thì biện pháp tối ưu nhất là bạn nên đến khám trực tiếp tại trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng để bác sĩ xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.