TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nguyên nhân gây hôi miệng

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2,561
Hôi miệng là một bệnh lý khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng như thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng hoặc dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác. 

Thông thường, bệnh hôi miệng sẽ bắt nguồn từ các nguyên nhân chính như sau:

- Bệnh lý nha khoa

- Vệ sinh răng miệng

- Bệnh lý cơ thể

- Thực phẩm

Theo chuyên gia tại Nha khoa Nhân Tâm, bệnh hôi miệng có thể điều trị và phòng ngừa bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách, có chế độ ăn uống hợp lý – dinh dưỡng và thường xuyên khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần.

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng có tên gọi khoa học là VSC (volatile sulfur compounds) - một hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi tồn tại trong khoang miệng và phát ra bên ngoài khi nói hoặc thở.

Nguyên nhân chính dẫn đến mùi hôi đến từ 3 hợp chất trong đó hydrogen sulfide (H2S) có mùi trứng thối, methyl mercaptan (CH3SH) và dimethyl sulfide (CH3SCH3) có mùi ga.

Hôi miệng không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe bệnh nhân mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe cơ thể khác.

Nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp

1. Bệnh lý nha khoa

Hơi thở có mùi có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý răng miệng như viêm nướu - nha chu. Sự tích tụ mảng bám trên răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành, tấn công và gây kích ứng nướu răng tạo thành mùi hơi thở. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ làm tổn thương nướu và xương ổ răng.

Các bệnh lý nha khoa khác như sâu răng, nhiễm nấm men răng cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.

Khô miệng: sau điều trị xạ trị hay hội chứng như Sjogren làm cho lượng nước bọt trong miệng giảm nên khả năng tự chải rửa tự nhiên giảm dẫn đến rất dễ bị sâu răng và hôi miệng. Khi lượng nước bọt trong miệng bị giảm 50% mức độ so với bình thường sẽ gây ra hoạt động kháng khuẩn của nước bọt, các vi khuẩn có trong miệng bắt đầu phát triển sẽ gây ra hôi miệng. Khi tuyến nước bọt hoạt động kém, cơ thể bị mất nước, mắc các bệnh tiểu đường, dùng thuốc tây… là nguyên nhân khiến miệng bạn bị khô và gây ra các triệu chứng khó nuốt, giảm vị giác, thường giảm vị giác, viêm niêm mạc…

2. Thói quen vệ sinh răng miệng

90% bệnh hôi miệng xuất phát từ các protein phân hủy trong khoang miệng.Sau các bữa ăn, lượng thức ăn còn sót lại trong kẽ răng do không vệ sinh răng miệng kỹ sẽ tạo cơ hội thuận lợi để vi khuẩn lên men và phát triển, tiết chế ra các hợp chất có mùi. Mảng bám trên lưỡi bao gồm các thức ăn thừa, xác tế bào bạch cầu và cả vi khuẩn, vùng lưỡi có các vết nứt tạo ra môi trường ít oxy, làm ngăn cản hoạt động của tuyến nước bọt và đây chính là môi trường để vi khuẩn hoạt động, gây nên tình trạng hôi miệng.

Thói quen vệ sinh răng kém sẽ dẫn đến hôi miệng

Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hình thành các lỗ sâu, sâu răng từ mức độ nhẹ nhất đến mức độ nặng luôn là tác nhân gây hôi miệng ở tất cả mọi người. Cũng có một vài trường hợp đeo răng giả nhưng không vừa khít, không vệ sinh sạch dẫn đến thức ăn còn vướng lại dẫn đến hơi thở có mùi.

3. Bệnh lý cơ thể

Hôi miệng có thể là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị nhiễm trùng.

Nhiều nguyên nhân đặc biệt khác như những người mắc các bệnh ung thư, phải điều trị, xạ trị bằng thuốc, hoặc mắc các bệnh tiểu đường, suy gan, suy thận…

Các bệnh lý như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang, viêm phổi, trào ngược dạ dày, các vấn đề về gan, thận cũng sẽ dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi hôi.

4. Thực phẩm

Thực phẩm nặng mùi gây hôi miệng

Một số loại thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, những người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá… cũng tạo nên “mùi đặc biệt” khi nói chuyện.

Một số loại thực phẩm, thuốc men, sau quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng tạo dư chất dạng hơi thải qua đường thở gây mùi.

Thói quen hút thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến hơi thở nặng mùi, răng ố vàng và kém thẩm mỹ.

Điều trị bệnh lý hôi miệng như thế nào?

Theo TS – BS Võ Văn Nhân: khoang miệng là môi trường ẩm ướt, thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Khoang miệng chứa hàng triệu vi khuẩn, nếu không chăm sóc, vệ sinh kỹ lưỡng thì đây chính là nguyên nhân của hầu hết các triệu chứng hôi miệng. Chính vì thế chúng ta cần có những giải pháp dự phòng và điều trị bệnh lý hôi miệng như sau:

Vệ sinh răng miệng:

Đánh răng sáng, tối và sau mỗi bữa ăn với bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và vi khuẩn. Làm sạch bề mặt lưỡi thường xuyên để tránh tình trạng hôi miệng.

Đánh răng sáng, tối và sau mỗi bữa ăn để làm sạch răng miệng hiệu quả

Khám răng định kỳ:

Khám nha khoa định kỳ để được Bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng, làm sạch vôi răng, tầm soát và kiểm soát bệnh lý nha khoa và toàn cơ thể.

Chế độ ăn uống:

Chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thực phẩm nặng mùi, uống đủ nước, tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả.

Chế độ ăn uống hợp lý và giàu dưỡng chất sẽ gia tăng sức khỏe răng miệng và hạn chế bệnh lý hôi miệng

Đừng để hôi miệng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, liên hệ Nha khoa Nhân Tâm để được tư vấn và điều trị nhanh chóng.