TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Tìm hiểu nguyên nhân hôi miệng và cách khắc phục

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 586
Khi bị hôi miệng, chắc chắn sự tự tin và hiệu quả giao tiếp của bạn sẽ giảm đi. Việc xác định đúng nguyên nhân hôi miệng sẽ giúp bạn tìm được biện pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả. Hãy cùng Nha khoa Nhân Tâm tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân hôi miệng chủ yếu đến từ các bệnh lý liên quan đến răng miệng, bao gồm viêm nướu, sâu răng, chảy máu chân răng,…

Bên cạnh đó, vấn đề tuổi tác, tình trạng khô miệng, việc sử dụng một số loại thuốc hoặc các bệnh toàn thân khác cũng có thể khiến hơi thở của bạn có mùi hôi khó chịu. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biện pháp khắc phục phù hợp.

Các nguyên nhân hôi miệng thường gặp

Hôi miệng là tình trạng miệng phát ra mùi hôi khó chịu trong hơi thở hoặc khi nói chuyện. Hôi miệng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Tuy không gây nguy hiểm nhưng vấn đề này lại ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý cũng như hoạt động giao tiếp, sinh hoạt của người mắc.

Theo thống kê, 90% nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng, chảy máu chân răng,…

Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ làm tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn, phá hủy răng, lúc này mùi hôi trong khoang miệng sẽ càng rõ rệt hơn, răng của bạn cũng khó có thể bảo tồn được.

Nguyên nhân hôi miệng tạm thời

  • Sử dụng các thực phẩm có mùi như hành, tỏi, mắm, một số loại rau hoặc món ăn có hàm lượng đường, protein cao có thể khiến hơi thở của bạn có mùi hôi tạm thời.
  • Uống rượu bia, nước có gas, hút thuốc lá,… trong thời gian dài sẽ làm khô niêm mạc miệng, khiến tình trạng hôi miệng trở nên trầm trọng hơn.
  • Ngoài ra, khi mới ngủ dậy, khoang miệng của bạn cũng sẽ có mùi hôi trong thời gian ngắn.

Sử dụng các thực phẩm nặng mùi là một nguyên nhân hôi miệng tạm thời

Nguyên nhân hôi miệng do vi khuẩn

Khi các vi khuẩn yếm khí trong khoang miệng phân giải protein sẽ tạo ra hợp chất lưu huỳnh. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đây sẽ là yếu tố khiến cho khoang miệng của bạn có mùi hôi khó chịu. Những vi khuẩn này thường tồn tại nhiều ở lưỡi, kẽ răng, lỗ sâu răng.

Xem thêm: Một số thuốc viêm lợi thường dùng bạn nên biết

Nguyên nhân từ các bệnh lý răng miệng

  • Một số bệnh lý bao gồm viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, áp xe răng,… sẽ làm tích tụ vi khuẩn trong khoang miệng và gây ra mùi hôi.
  • Tình trạng giảm tiết nước bọt do viêm lưỡi, khô miệng hay tuổi tác cũng có thể dẫn đến hôi miệng.
  • Làm răng giả tháo lắp, bọc răng sứ không sát khít, sai kỹ thuật làm thức ăn thường xuyên mắc lại và không được làm sạch hoàn toàn sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tích tụ, sinh sôi gây ra mùi hôi cùng các bệnh lý răng miệng khác.

Các nguyên nhân khác

  • Những bệnh lý toàn thân như tiểu đường, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh thận, gan,… đều có thể khiến hơi thở của bạn xuất hiện mùi hôi.
  • Phụ nữ khi mang thai có sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng rất dễ bị hôi miệng.
  • Sử dụng các loại thuốc lợi niệu, thuốc hạ áp, thuốc an thần, trầm cảm,… cũng gây ảnh hưởng tới khả năng tiết nước bọt và tạo nên mùi hôi trong miệng.

Việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể khiến bạn bị hôi miệng

Biện pháp khắc phục hôi miệng

Trong mỗi trường hợp với từng nguyên nhân hôi miệng cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách khắc phục phù hợp như:

Trường hợp bị sâu răng

Điều trị sâu răng là việc làm cần thiết trong trường hợp này. Bác sĩ sẽ lấy hết ổ vi khuẩn bằng dụng cụ chuyên dụng và trám lại nếu lỗ sâu nhỏ hoặc bọc răng sứ nếu răng sâu vỡ diện tích lớn.

Trường hợp bị viêm tủy

Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy bằng cách nạo, lấy hết mô tủy bị viêm ra ngoài. Sau khi lấy tủy, răng sẽ giòn và dễ gãy nên bạn cần bọc răng sứ để bảo tồn răng thật.

Trường hợp bị khô miệng

Lúc này, bạn cần uống nhiều nước lọc, bổ sung nước trái cây để giảm tình trạng hôi miệng. Nếu vấn đề khô miệng quá nghiêm trọng, khó hồi phục bằng cách bổ sung nước thì bạn có thể được chi định sử dụng nước bọt nhân tạo trong một thời gian ngắn.

Trường hợp chảy máu chân răng, viêm nướu, viêm nha chu

Trường hợp này xảy ra chủ yếu do làm sạch răng không hiệu quả. Bởi vậy, bạn cần làm sạch khoang miệng và vệ sinh răng đúng cách, cạo vôi răng định kì tại nha khoa.

Cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa để khắc phục hôi miệng

Trường hợp mắc phải các bệnh lý toàn thân

Với những trường hợp nguyên nhân hôi miệng là các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, bệnh gan thận, viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng,… khách hàng cần tới bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để chữa trị và phòng tránh nguy cơ biến chứng.

Như vậy, các nguyên nhân hôi miệng phổ biến cũng như biện pháp khắc phục đã được nêu cụ thể trong bài viết trên.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn hoặc gặp phải các vấn đề nha khoa khác cần được tư vấn, hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 5678 hoặc tới ngay Nha khoa Nhân Tâm để thăm khám và tư vấn miễn phí với các bác sĩ Răng Hàm Mặt giỏi TPHCM nhé.