TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Hơi thở có mùi tanh là dấu hiệu của bệnh gì?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 9,890
Hơi thở có mùi tanh là tình trạng khiến nhiều người cảm thấy tự ti, mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hơi thở có mùi tanh và biết được cách khắc phục sao cho hiệu quả.

Chứng hôi miệng hoặc hơi thở có mùi luôn là điều khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ trong các tình huống giao tiếp. Tuy nhiên, không phải lúc nào tình trạng hơi thở có mùi tanh cũng do vấn đề vệ sinh răng miệng chưa đảm bảo. Đôi khi đó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như: khô miệng, nhiễm trùng đường miệng do nấm, bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…), bệnh thận, tiểu đường,…

Hơi thở có mùi tanh khó chịu là bị bệnh gì?

Ít người biết rằng, hơi thở có mùi tanh không chỉ xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng kém, mà đó còn là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong đó có thể kể đến như:

Khô miệng

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi tanh hôi khó chịu. Khi miệng bị khô, ít nước bọt sẽ làm giảm cảm nhận mùi vị của thức ăn, đồng thời không thể làm sạch những mảnh thức ăn dư thừa còn sót lại, không thể trung hòa các loại vi khuẩn gây mùi, từ đó khiến hơi thở có mùi tanh.

Bệnh lý răng miệng

Nếu hơi thở có mùi tanh, kèm theo tình trạng dễ bị chảy máu khi chải răng, vôi răng nhiều, bề mặt răng xuất hiện nhiều lỗ đen,… thì rất có thể bạn đang mắc phải các bệnh lý như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

Sâu răng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu

Nhiễm trùng đường miệng do nấm

Sự tăng trưởng quá nhiều của các loại nấm trong miệng cũng khiến hơi thở có mùi tanh. Bệnh này còn được gọi là nấm Candida. Khi bị nhiễm nấm ở miệng và cổ họng, ngoài việc hơi thở có mùi, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như: xuất hiện các mảng trắng ở vòm miệng, lưỡi, cổ hỏng và má trong; mất vị giác khi ăn; khó khăn khi nuốt;…

Bệnh thận

Một trong những biểu hiện của bệnh thân đó chính là hơi thở có mùi tanh nồng, thậm chí giống mùi tanh của cá. Sở dĩ như vậy là bởi thận đang gặp vấn đề trong quá trình thải độc, cần phải liên hệ với bác sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh phổi

Viêm phổi, viêm phế quản, viêm khí quản mãn tính,… thường xuất hiện tình trạng miệng hôi tanh mùi máu ở các mức độ khác nhau. Đặc biệt, những người bị ung thư phổi giai đoạn cuối thì khoang miệng và hơi thở thường có mùi tanh hôi.

Điều trị hơi thở có mùi tanh hôi như thế nào?

Cách điều trị hơi thở có mùi tanh phổ biến nhất đó chính là vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Lúc này, bạn cần xem xét mình đã đánh răng đúng hay chưa, nếu chưa thì cần điều chỉnh lại thói quen, chải răng đều đặn 2 lần/ngày và luôn nhớ vệ sinh lưỡi sạch sẽ. Ngoài ra cần sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn các thức ăn thừa, mảng bám trong miệng.

Nếu bạn đã thực hiện các hành vi trên mà tình trạng hôi miệng vẫn không được cải thiện thì cần tìm đến các địa chỉ nha khoa uy tín. Các bác sĩ sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân gây hôi miệng là gì, từ đó đưa ra phương pháp khắc phục cụ thể.

  • Nếu nguyên nhân là do các mảng bám cao răng thì bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng, từ đó góp phần ngăn ngừa bệnh viêm nướu, viêm nha chu…
  • Nếu nguyên nhân do bệnh lý toàn thân thì cần đến các chuyên khoa để điều trị tận gốc.

Cạo vôi răng là cách điều trị hơi thở có mùi tanh hiệu quả

Các phương pháp phòng ngừa hơi thở có mùi

Để ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi hiệu quả, giúp hơi thở luôn thơm mát và bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn hãy lưu ý đến những phương pháp dưới đây.

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm với kem đánh răng có chứa fluor. Lưu ý chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc và không quên vệ sinh lưỡi vì đây là nơi trú ẩn của nhiều loại vi khuẩn gây hôi miệng. Đồng thời không nên sử dụng bàn chải quá lâu mà nên thay mới bàn chải sau 3 tháng sử dụng.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch các thức ăn thừa trong kẽ răng, đồng thời cuốn trôi các mảng bám cũng như tiêu diệt vi khuẩn khiến hơi thở có mùi tanh.

Vệ sinh lưỡi giúp giảm hôi miệng đáng kể

Hạn chế ăn uống những thực phẩm dễ tạo mùi

Tình trạng hôi miệng có thể do thực phẩm ăn uống hàng ngày gây nên. Do đó, để hạn chế mùi hôi ở miệng, bạn nên tránh dùng các thực phẩm như:

  • Tỏi: Hương vị của tỏi rất nồng, nếu lạm dụng tỏi thì hơi thở của bạn sẽ có mùi hôi rất kinh khủng.
  • Hành tây: Mùi của hành tây cũng rất nồng. Hơn nữa, hành tây có chứa hợp chất sulfuric, có khả năng hấp thu vào máu và bài tiết ra tuyến mồ hôi, hơi thở,… Do đó nếu sau khi ăn mà không được làm sạch sẽ khiến hơi thở mang đậm mùi của nguyên liệu này.
  • Cà phê: Không phải ai cũng biết cà phê là một trong những thực phẩm gây hôi miệng nghiêm trọng. Axit và enzyme tự nhiên có trong cà phê sẽ trung hòa axit ở dạ dày và tạo ra mùi hôi của hơi thở.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Các món ăn chứa nhiều đường sẽ làm gia tăng sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong khoang miệng, hình thành nhiều mảng bám gây viêm nướu, sâu răng. Bên cạnh đó, đường cũng làm sản sinh hợp chất sulfur khiến hơi thở có mùi tanh hôi khó chịu.

Những thực phẩm dễ tạo mùi mà bạn cần tránh

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Ngưng hút thuốc lá: Những thành phần có trong thuốc lá có khả năng tạo mùi hôi rất mạnh, đặc biệt là Tar và Nicotine. Thuốc là còn làm giảm tiết nước bọt gây khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển ở các tổ chức trong khoang miệng như răng, lưỡi, cổ họng và làm cho bệnh răng miệng nghiêm trọng hơn.
  • Uống nhiều nước để giúp môi trường miệng luôn được giữ ẩm, gia tăng quá trình tiết nước bọt và ngăn ngừa tình trạng khô miệng.
  • Tăng cường rau xanh, trái cây tươi để bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp bảo vệ sức khỏe toàn thân cũng như sức khỏe răng miệng. Những thực phẩm giúp giảm mùi hôi của miệng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như: táo, cà rốt, dâu tây, cần tây,…
  • Nên thăm khám nha khoa định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Bác sĩ sẽ giúp bạn làm sạch vôi răng và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng nếu có, từ đó ngăn ngừa hiệu quả tình trạng hơi thở có mùi tanh và giúp hàm răng của bạn luôn được chắc khỏe.

Nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để giúp hơi thở dễ chịu hơn

Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn biết được hơi thở có mùi tanh là dấu hiệu của bệnh gì và cách điều trị hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm qua tổng đài 1900 56 5678 hoặc đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.