Hôi miệng là là một bệnh lý có biểu hiện hơi thở có mùi hôi, xuất phát chủ yếu từ trong khoang miệng. Người bị hôi miệng thường cảm thấy lo âu, mất tự tin khi giao tiếp với những người xung quanh.
Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, trong đó 90% xuất phát từ những bệnh lý răng miệng như sâu răng, vôi răng, viêm nướu, bệnh nha chu, lưỡi bị viêm, khô miệng.
Bệnh cạnh nguyên nhân do bệnh lý thì còn các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng hôi miệng, đó là mắc bệnh về đường tiêu hóa, vệ sinh răng miệng không đúng cách, thức ăn,…
Hôi miệng luôn là nỗi ám ảnh với bất kỳ ai khi gặp phải. Bệnh lý này tuy không gây hại đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc.
Hôi miệng là gì?
Các chuyên gia nha khoa cho biết, mùi hôi trong khoang miệng phát ra là một loại hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi, được gọi với tên khoa học là VSC (volatile sulfur compounds).
Hợp chất này chứa tới 400 chất bay hơi trong hơi thở của con người. Trong đó, hydrogen sulfide (H2S) có mùi trứng thối, methyl mercaptan (CH3SH) có mùi ga và dimethyl sulfide (CH3SCH3) là 3 chất chính gây nên mùi hôi khó chịu này.
Các chất này khi hình thành trong miệng sẽ hòa tan với nước bọt và ngấm vào niêm mạc miệng, do đó không xuất hiện mùi hôi.
Tuy nhiên, nếu các chất này hình thành quá nhiều trong khoang miệng, vượt quá khả năng hòa tan của nước bọt và hấp thu của niêm mạc miệng thì miệng sẽ có mùi hôi. Mùi hôi nhiều đến mức mà người khác có thể cảm nhận được thì khi đó được gọi là bệnh hôi miệng.
Các nguyên nhân gây hôi miệng
Các nguyên nhân gây hôi miệng
Do các bệnh lý về răng miệng
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế thế giới, có tới 90% nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ khoang miệng, trong đó có thể kể đến một số bệnh lý về răng miệng như:
- Sâu răng: Có lỗ hổng ở răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ẩn, phát triển và gây ra mùi hôi.
- Cao răng: Cao răng đóng vào chân răng quá nhiều sẽ tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sối, tăng trưởng và gây hôi miệng.
- Viêm nha chu (viêm lợi): Đây là tình trạng vùng lợi quanh răng bị sưng, viêm do vi khuẩn. Nếu không điều trị tình trạng này kịp thời sẽ hình thành nên những túi vi khuẩn (túi nha chu) giữa lợi và răng, gây ra chứng hôi miệng.
- Lưỡi bị viêm: Lưỡi là nơi mà mảnh vụn thực phẩm dễ bị dính lại, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phân hủy Protein tạo ra mùi hôi.
- Khô miệng: Lượng nước bọt bị giảm sẽ dẫn đến những thay đổi về tính axit trong khoang miệng. Khi tính axit ở miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh phổ biến hơn, từ đó gây ra hôi miệng.
Do các nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ khoang miệng thì cũng có những nguyên nhân khác dẫn tới hiện tượng hôi miệng như:
- Đường tiêu hóa: Các bệnh về dạ dày như trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua,… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh hôi miệng.
- Đường hô hấp: Các bệnh viêm họng, viêm amidan cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi. Đặc biệt, những Bệnh nhân có sỏi amidan chúa vi khuẩn kị khí hôi, khi ho sẽ có mùi rất khó chịu.
- Do thức ăn: Việc sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm như hành, tỏi hay các thực phẩm chứa nhiều đạm va chất béo cũng sẽ gây nên tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác cũng làm giảm lượng nước bọt tiết ra, từ đó khiến hơi thở có mùi hôi.
- Vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng lâu ngày sẽ tích tụ các mảng bám, vi khuẩn gây bệnh răng miệng tăng trưởng và gây viêm lợi. Răng giả hoặc răng sứ sau khi bọc nếu không được chăm sóc thường xuyên hoặc đúng phương pháp cũng với thể chứa vi khuẩn gây hôi miệng.
- Chế độ ăn kiêng: Chế độ ăn chay và ăn ít Carbohydrate có thể gây ra chứng hôi miệng. Khi đốt cháy mỡ, Ceton tạo ra trong thân thể và một số được phóng thích ra hơi thở gây mùi hôi.
Cách nhận biết hôi miệng
Cách nhận biết hôi miệng
Cách 1: Ngửi mùi nước bọt
Để nhận biết hôi miệng bằng cách ngửi mùi nước bọt, bạn có thể dùng lưỡi liếm vào mặt trong của cổ tay, chờ 5 – 10 giây sau đó ngửi lại.
Nếu bạn thấy mùi khó chịu thì cần phải cải thiện việc vệ sinh răng miệng của mình. Chú ý không thực hiện sau khi vừa chải răng hoặc sử dụng nước súc miệng hoặc nhai kẹo cao su.
Tuy nhiên, với cách này bạn chỉ có thể kiểm tra được ở phần đầu lưỡi mà thường vị trí này có thể tự làm sạch.
Do đó, để chính xác hơn thì bạn có thể thử nghiệm với lượng nước bọt ở cuốn lưỡi. Bạn chỉ cần dùng ngon tay hoặc miếng gạt cho sâu vào miệng (không quá sâu vì nó sẽ dễ làm bạn nôn mửa), lau phần cuốn lưỡi, sau đó ngửi mùi để biết mình có bị hôi miệng hay không.
Cách 2: Ngửi mùi hơi thở
Bạn chỉ cần úp hai lòng bàn tay vào mũi và miệng, sau đó thở ra từ từ bằng miệng và nhanh chóng hít hơi thở bằng mũi.
Lúc này, nếu hơi thở có mùi khó chịu thì bạn có thể dễ dàng nhận biết được. Cách này sẽ giúp bạn kiểm tra nhanh hơi thở của mình khi ở nơi công cộng.
Cách 3: Nhờ người khác kiểm tra giúp
Bạn có thể nhờ người thân hoặc bạn bè mà bạn tin tưởng để kiểm tra giúp. Với cách này, bạn sẽ biết chính xác hơn mùi hơi thở của bạn.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Điều trị bệnh hôi miệng như thế nào?
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bước 1: Chải răng đúng cách
Chải răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa Fluor vào mỗi sáng và tối để loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn còn sót lại. Chú ý lựa chọn bàn chải đánh răng có đầu bàn chải nhỏ và tròn, lông mềm có thể vào được tất cả các ngóc ngách trong miệng mà không va đập vào nướu và làm tổn hại men răng.
Bước 2: Dùng chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa sẽ lấy sạch mảng bám, vụn thức ăn trong các kẽ răng mà chải răng không làm sạch được, tránh làm vi khuẩn gây sâu răng phát sinh. Chỉ nên dùng chỉ nha khoa mà không nên dùng tăm tre bởi tăm ma sát liên tục, lâu dài sẽ làm mòn chân răng.
Bước 3: Dùng nước súc miệng
Sau khi chải răng, dùng chỉ nha khoa thì bạn nên dùng thêm nước súc miệng để làm sạch toàn diện răng hàm. Lưu ý với các bé nhỏ hay phụ nữ mang thai thì răng và nướu yếu hơn thì có thể sử dụng nước muối sinh lý.
Lấy cao răng trị hôi miệng
Điều trị các bệnh lý răng miệng tại nha khoa uy tín
Ngoài việc chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách thì việc thăm khám định kỳ tại nha khoa uy tín là rất quan trọng.
Tốt nhất là 6 tháng/lần nên đến thăm khám và kiểm tra răng, nướu để ngăn ngừa và điều trị kịp thời những bệnh lý về răng miệng, loại bỏ mùi hôi miệng, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.
Nha khoa Nhân Tâm là một trong những nha khoa hàng đầu TP HCM với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc và điều trị răng miệng, được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn nhờ vào sự chuyên nghiệp và tận tâm trong từng điều trị.
Bác sĩ giỏi, chuyên môn cao
Các Bác sĩ tại Nha khoa Nhân Tâm đều được đào tạo bài bản tại các trường Đại học Y Dược danh tiếng trong cả nước, từng có thời gian tu nghiệp ở nước ngoài, giàu kinh nghiệm trong việc điều trị thực tế. Nhờ đó sẽ giúp bệnh nhân tìm ra được nguyên nhân và đưa ra cách điều trị bệnh hôi miệng hiệu quả và phù hợp nhất.
Phương pháp điều trị hôi miệng đạt kết quả cao và đảm bảo an toàn
Lấy cao răng trị hôi miệng: Lấy cao răng là cách phổ biến để điều trị bệnh hôi miệng. Các vi khuẩn trên cao răng làm cho miệng có mùi hôi khó chịu, do đó, khi cao răng được làm sạch thì mùi hôi sẽ được loại bỏ.
Hiện nay, công nghệ lấy cao răng siêu âm hiện đại sẽ giúp làm sạch cao răng mà không hề làm nướu, răng hay các mô mềm bị tổn thương. Hơn nữa, thời gian lấy cao răng cũng chỉ kéo dài khoảng 15-20 phút nên rất thuận tiện cho những người bận rộn.
Cơ sở vật chất Nha khoa Nhân Tâm
Điều trị các bệnh lý răng miệng: Hơi thở có mùi khó chịu cũng có thể do các bệnh như: sâu răng, nha chu, lở miệng,… Nếu do nguyên nhân này thì các Bác sĩ sẽ điều trị triệt để.
- Đối với hôi miệng do sâu răng, bệnh nhân được làm sạch vết sâu rồi tiến hành trám răng nhằm bít lại lỗ sâu, ngăn chặn bệnh tái phát, mùi hôi miệng cũng chấm dứt.
- Đối với các bệnh lý về nha chu thì cần phải lấy cao răng, sau đó kết hợp với việc điều trị khẩn cấp hay phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người.
Máy móc hiện đại
Nha khoa Nhân Tâm trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại như: máy chụp X-quang, máy lấy cao răng siêu âm, ghế nha khoa riêng biệt, phòng bệnh cao cấp,… hỗ trợ điều trị hôi miệng nhanh chóng, hiệu quả.
Vô trùng, vô khuẩn tuyệt đối
Mỗi khách hàng sẽ được sắp xếp 1 phòng điều trị riêng biệt, với 1 bộ dụng cụ riêng, được vô trùng theo quy trình phòng khám chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo an toàn và loại bỏ tình trạng lây nhiễm chéo.
Bài viết hữu ích: Bệnh hôi miệng có lây không?
Việc tìm đến nha khoa sẽ dễ dàng xác định được các nguyên nhân chính gây hôi miệng và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp, từ đó giúp bạn có ngay hàm răng sạch khuẩn và không còn mùi hôi. Hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm để được các chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí.