Cách chữa tụt lợi sẽ được chỉ định dựa trên mức độ bệnh lý, tình trạng bệnh càng nặng thì thời gian điều trị càng dài và biện pháp áp dụng cũng phức tạp hơn.
Ở giai đoạn nhẹ, bạn chỉ cần cạo vôi răng, sau đó sử dụng gel ngậm fluor hoặc thuốc chữa viêm lợi. Khi bệnh đã tiến triển nặng thì ngoài cạo vôi răng, biện pháp chữa trị tối ưu nhất là phẫu thuật.
Khái quát về chứng tụt lợi
Tụt lợi hay tụt nướu là hiện tượng phần lợi bao quanh răng di chuyển về phía cuống răng, làm thân răng lộ ra ngoài nhiều hơn. Tình trạng này có thể xảy ra ở một vài răng, nhiều răng hoặc toàn bộ hàm răng. Bệnh thường đi kèm với các triệu chứng hôi miệng, sưng lợi, chảy máu chân răng,…
Bệnh được phân chia thành 2 loại. Một loại có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường và một loại không thấy được vì phần lợi tụt bị che phủ và chỉ được chẩn đoán nhờ máy dò quanh thân răng để đánh giá vị trí mô bám dính.
Hình ảnh người bị tụt lợi
Cách chữa tụt lợi trong từng giai đoạn
Cách chữa tụt lợi sẽ được chỉ định dựa trên mức độ bệnh lý, tình trạng bệnh càng nặng thì thời gian điều trị càng dài và biện pháp áp dụng cũng phức tạp hơn.
Cách chữa tụt lợi giai đoạn nhẹ
Giai đoạn nhẹ là khi bệnh chỉ xảy ra tại một hoặc vài răng, nướu vẫn bám vào chân răng, phần chân răng lộ ra không quá nhiều, lúc này khách hàng chỉ cần tiến hành phương án điều trị đơn giản.
Đầu tiên là cạo vôi răng, sau đó sử dụng gel ngậm fluor hoặc thuốc chữa viêm lợi. Cùng với đó là vệ sinh răng miệng, chải răng đúng cách hàng ngày.
Cạo vôi răng là cách chữa tụt lợi trong giai đoạn nhẹ
Cách chữa tụt lợi giai đoạn nặng
Bệnh biểu hiện nặng nếu diễn ra ở nhiều răng, phần chân răng lộ ra nhiều, viêm đỏ và sưng tấy nướu. Ngoài cạo vôi răng thì biện pháp chữa trị tối ưu nhất là phẫu thuật. Hiện có 3 biện pháp phẫu thuật tụt lợi bao gồm:
- Tiểu phẫu thu nhỏ kích cỡ hoặc cắt bỏ những túi nha giả: Kỹ thuật này còn được gọi là nạo túi nha chu. Bác sĩ sẽ rạch túi nha chu, loại bỏ các vi khuẩn có hại sau đó khâu lại nướu tại khu vực gốc răng.
- Ghép lợi: Sử dụng chính các mô bên trong khoang miệng hoặc mô tự thân để bù lại phần lợi ở khu vực bị tụt, những mô này sẽ giúp tái tạo lại trạng thái bình thường của nướu, phục hồi tổn thương và ngăn bệnh tái phát.
Phương pháp ghép lợi
- Ghép xương: Phương án này được chỉ định khi xương răng đã bị phá hủy gần như hoàn toàn. Bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng vật liệu ghép phù hợp sau khi thăm khám.
Để đưa ra phương án chữa trị thích hợp nhất, bác sĩ phải thăm khám trực tiếp để nắm được tình trạng bệnh cũng như các vấn đề răng miệng khác.
Xem thêm: Răng thưa phải làm sao mới khắc phục được?
Hướng dẫn chăm sóc để ngăn bệnh tái phát
Cách chữa tụt lợi không quá khó nhưng để ngăn bệnh tái phát thì bạn cần phải kiên nhẫn và áp dụng đúng các biện pháp chăm sóc, vệ sinh răng miệng hàng ngày.
Chải răng trước khi đi ngủ và sau khi ăn
Vào buổi tối trước khi đi ngủ và sau mỗi bữa ăn trong ngày, bạn nên chải răng loại bỏ thức ăn thừa, hạn chế sự tích tụ cao răng. Hãy lựa chọn bàn chải có đầu lông mềm để tránh gây tổn thương nướu, lợi.
Dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng hàng ngày
Nên súc miệng và dùng chỉ nha khoa để làm sạch hoàn toàn vụn thức ăn trong kẽ răng, vi khuẩn gây hại trong miệng. Nhất là khi lợi bị tụt, rất khó vệ sinh toàn bộ kẽ răng.
Cạo vôi răng định kỳ
Mặc dù đã chải răng và súc miệng nhưng biện pháp vệ sinh thông thường này không thể ngăn chặn vôi răng bám lại. Khi vôi răng tích tụ lại nhiều, chúng sẽ xô đẩy nướu nhằm chiếm thêm diện tích bám vào chân răng.
Do vậy, bạn nên cạo vôi răng sau mỗi 6 tháng và khám răng định kỳ tại nha khoa uy tín để phát hiện sớm và khắc phục sớm những vấn đề phát sinh.
Như vậy, tụt lợi là bệnh lý có thể chữa trị được, cách chữa tụt lợi thích hợp sẽ được chỉ định sau khi bác sĩ thăm khám và xác định tình trạng răng miệng. Nếu bạn nhận thấy bản thân đang gặp vấn đề về răng miệng, hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm để được tư vấn, hỗ trợ và đặt hẹn khám nhanh nhất.