TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Vai trò của CT Cone Beam 3D trong implant cá nhân hóa

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 597
Để ca điều trị bằng phương pháp Implant cá nhân hóa thành công, mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn, thì cần ứng dụng các công nghệ và thiết bị kỹ thuật số. Bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ giúp bạn làm rõ vai trò của CT Cone Beam 3D trong Implant cá nhân hóa.

Dù được giới thiệu và sử dụng năm 1940 nhưng do tồn tại nhiều thách thức và tỷ lệ thành công chỉ khoảng 30-40%, nên trong hàng thập kỷ, dường như kỹ thuật cấy ghép Implant cá nhân hóa đã bị lãng quên.

Với sự ra đời của công nghệ kỹ thuật số, một kỷ nguyên mới trong nha khoa đã bắt đầu. Từ các phương pháp chụp cắt lớp vi tính CT Cone Beam 3D (đã làm giảm đáng kể số lượng tia X), đến máy quét trong miệng, máy in 3D và nhiều phương pháp và vật liệu khác cho phép việc cấy ghép Implant cá nhân hóa đạt tỷ lệ thành công tới 97-98%.

Bài viết này sẽ làm rõ vai trò của CT Cone Beam 3D trong Implant cá nhân hóa.

Tìm hiểu về kỹ thuật cấy ghép Implant cá nhân hóa

Cấy ghép Implant cá nhân hóa còn có tên gọi là Implant dưới màng xương, là một phương pháp Implant nha khoa được sử dụng từ năm 1940.

Tuy nhiên, trong hàng thập kỷ, kỹ thuật này vẫn chưa mang lại thành tựu và ít được thực hiện do khó khăn trong việc thiết kế, chế tác Implant và tỷ lệ biến chứng cao.

Cấy ghép Implant cá nhân hóa (Implant dưới màng xương)

Sau đó, kỹ thuật cấy ghép Implant trực tiếp vào xương hàm được nghiên cứu ứng dụng và trở nên phổ biến cho đến ngày nay.

Yêu cầu để cấy ghép Implant truyền thống đó là đủ số lượng và chất lượng xương. Trong trường hợp không có đủ xương, bệnh nhân cần thực hiện ghép xương hoặc sử dụng phương pháp Implant xương gò má.

Tuy nhiên, có những trường hợp tiêu xương quá phức tạp, các kỹ thuật bổ trợ như ghép xương không thể thực hiện được, dẫn đến việc cấy ghép Implant thông thường thất bại, Implant xương gò má cũng không mang lại kết quả như mong đợi. Lúc này, Implant dưới màng xương chính là giải pháp “cứu cánh” sau cùng cho bệnh nhân.

Ngày nay, với sự ra đời của công nghệ nha khoa kỹ thuật số, đặc biệt là vai trò của CT Cone Beam 3D trong Implant cá nhân hóa, việc điều trị đã trở nên dễ dàng hơn, chính xác và an toàn hơn.

Cấy ghép Implant cá nhân hóa là giải pháp sau cùng cho bệnh nhân có tình trạng tiêu xương nghiêm trọng

Kỹ thuật cấy ghép Implant cá nhân hóa được thực hiện như thế nào?

Kỹ thuật cấy ghép Implant cá nhân hóa được thực hiện bằng cách thiết kế và chế tác một bộ cấy ghép Implant bao gồm một khung kim loại và các trụ Implant.

Khung kim loại được thiết kế theo hình dạng xương hàm của bệnh nhân, gắn ôm khít vào phần xương hàm. Một hoặc nhiều trụ Implant sẽ được gắn vào khung kim loại tùy theo số lượng răng cần cấy ghép.

Như vậy, trụ Implant sẽ không được cấy trực tiếp vào xương hàm mà nằm ở trên xương hàm và dưới mô nướu, vị trí dưới màng xương.

Nhờ đó, chất lượng và mật độ xương không ảnh hưởng đến việc đặt trụ Implant, bệnh nhân cũng không cần thực hiện ghép xương. Đây chính là điểm khác biệt giữa Implant cá nhân hóa và kỹ thuật Implant thông thường.

Vai trò của CT Cone Beam 3D trong implant cá nhân hóa

Vai trò của CT Cone Beam 3D trong Implant cá nhân hóa vô cùng quan trọng, hỗ trợ lớn vào quá trình thành công của ca điều trị.

CT Cone Beam 3D là hệ thống chụp phim kỹ thuật số được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực y học.

Trong nha khoa, phim chụp CT Cone Beam 3D cho phép Bác sĩ khảo sát chiều cao, chiều dài, độ dày và nhiều góc độ của xương để chẩn đoán chính xác tình trạng cụ thể của bệnh nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Ưu điểm của máy CT Cone Beam 3D là thời gian chụp nhanh, cho ra hình ảnh 3D với độ phân giải cao, rõ nét và giảm thiểu tối đa lượng tia X tiếp xúc với bệnh nhân, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân khi thực hiện chụp CT Cone Beam 3D.

Máy chụp CT Cone Beam 3D

Đối với kỹ thuật Implant cá nhân hóa, công nghệ CT Cone Beam 3D lại càng đóng vai trò lớn, hỗ trợ Bác sĩ thực hiện điều trị thuận lợi và chính xác hơn.

Khi Implant cá nhân hóa (Implant dưới màng xương) mới được giới thiệu và ứng dụng, chưa có sự hỗ trợ của công nghệ CT Cone Beam 3D, bệnh nhân cần phải trải qua 2 lần phẫu thuật.

Trong đó, lần đầu tiên, Bác sĩ cần tiến hành phẫu thuật để thực hiện lấy dấu xương trực tiếp nhằm thu thập dữ liệu chuẩn bị thiết kế và chế tác bộ phận cấy ghép Implant.

Việc thực hiện lấy dấu thủ công dễ dẫn đến dữ liệu thu thập bị sai sót với thực tế khiến quá trình thiết kế và chế tác sai, khung kim loại và trụ Implant được sản xuất ra không phù hợp với bệnh nhân.

Điều này dẫn đến thất bại của ca điều trị, bên cạnh đó còn làm tăng tỷ lệ sang chấn, biến chứng nhiễm trùng và tốn thời gian điều trị cho bệnh nhân.

Sự ra đời của công nghệ CT Cone Beam 3D đã tạo ra một bước đột phá lớn, giúp việc điều trị giảm đi 1 lần phẫu thuật.

Bệnh nhân không cần thực hiện phẫu thuật để lấy dấu xương hàm mà thông qua hình ảnh chụp cắt lớp cấu trúc giải phẫu xương hàm, Bác sĩ có thể quan sát chiều cao và chiều dài, cũng như hình dạng của xương,.

Bên cạnh đó, phần mềm CT Cone Beam cho phép Bác sĩ khảo sát số lượng, thể tích, mật độ xương, đánh giá được mức độ thương tổn, điều mà phần mềm 2D không thể thực hiện được.

Phim CT Cone Beam 3D có độ phân giải cao, cho phép Bác sĩ khảo sát chính xác số lượng, thể tích và mật độ xương

Dữ liệu thu thập được từ máy CT Cone Beam 3D sẽ được chuyển qua phần mềm có sự hỗ trợ của máy tính để chẩn đoán và lên phác đồ điều trị. Phần mềm máy tính cho phép mô phỏng hình dạng, kích thước, hỗ trợ việc lên thiết kế Implant phù hợp với cấu trúc răng hàng mặt của bệnh nhân.

Đồng thời, những dữ liệu nào có thể truyền tải đến phần mềm định vị X-Guide Navigation, giúp Bác sĩ phẫu thuật đặt thanh kim loại và gắn Implant một cách chính xác, đúng vị trí, không xâm lấn đến cấu trúc giải phẫu của bệnh nhân, đảm bảo an toàn tuyệt đối và tăng tỷ lệ thành công của ca điều trị.

Bên cạnh ứng dụng hệ thống CT Cone Beam 3D, để quá trình cấy ghép Implant cá nhân hóa thành công còn cần sự hỗ trợ của các công nghệ hiện đại như lấy dấu Oral Scanner, công nghệ định vị X-Guide Navigation…  Những công nghệ này sẽ giúp quá trình thực hiện diễn ra nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, hạn chế sang lấn, giảm thiểu tối đa biến chứng cho bệnh nhân.

Vai trò của CT Cone 3D trong Implant cá nhân hóa đã được kiểm chứng và ghi nhận qua quá trình điều trị thực tiễn. Mong rằng, trong tương lai, hệ thống công nghệ máy móc kỹ thuật số sẽ phát triển hơn nữa và mang lại thật nhiều giá trị thiết thực cho bệnh nhân và khách hàng.