Tai nạn giao thông có thể khiến người gặp tai nạn bị mất răng. Tùy theo tình trạng cụ thể mà Bác sĩ sẽ chỉ định cấy ghép Implant thông thường hay giải pháp Implant cá nhân hóa cho bệnh nhân mất răng do tai nạn giao thông.
Implant cá nhân hóa là gì?
Vì Implant cá nhân hóa là một kỹ thuật Implant mới tại Việt Nam, cho nên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ thuật này là gì trước khi đi vào nội dung “Giải pháp implant cá nhân hóa cho bệnh nhân mất răng do tai nạn giao thông”.
Cấy ghép Implant cá nhân hóa là kỹ thuật Implant được phát triển dựa trên kỹ thuật Implant dưới màng xương.
Phương pháp này sử dụng một khung kim loại và các trụ Implant đặt bên dưới nướu và trên xương hàm, vị trí ngay dưới màng xương thay vì cấy trụ Implant vào bên trong xương hàm của phương pháp cấy ghép Implant thông thường. Thanh kim loại và trụ Implant sẽ được cố định vào xương bằng những con vis.
Cấy ghép Implant cá nhân hóa sử dụng khung kim loại và trụ Implant đặt dưới nướu và trên đỉnh xương hàm
Với kỹ thuật Implant cá nhân hóa, khung kim loại và trụ Implant, vis cố định sẽ được thiết kế riêng theo tình trạng xương còn lại của từng bệnh nhân, nên mang tính cá nhân hóa, các vật liệu cấy ghép của bệnh nhân này không thể sử dụng được cho bệnh nhân khác.
Đặc biệt, do không cấy trụ Implant vào xương hàm nên số lượng và chất lượng xương hàm không ảnh hưởng đến kỹ thuật cấy ghép Implant cá nhân hóa.
Để thực hiện Implant cá nhân hóa, Bác sĩ cần thăm khám, chẩn đoán và thu thập dữ liệu của bệnh nhân sau đó chuyển dữ liệu qua nước ngoài cho kỹ thuật viên nước ngoài thiết kế và chế tác Implant, sau đó gửi về Việt Nam. Khi có Implant, Bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép Implant và phục hình răng trên Implant.
Implant cá nhân hóa được chỉ định khi bệnh nhân không thể cấy ghép Implant thông thường
Implant cá nhân hóa cần đáp ứng các tiêu chí gồm trình độ và kinh nghiệm của Bác sĩ, sự phối hợp chặt chẽ giữa Bác sĩ và kỹ thuật viên chế tác Implant, thăm khám và điều trị với hệ thống trang thiết bị - công nghệ hiện đại như CT Cone Beam 3D, Oral Scanner, công nghệ định vị X-Guide Navigation… để đảm bảo độ chính xác và thành công.
Giải pháp Implant cá nhân hóa cho bệnh nhân mất răng do tai nạn giao thông
Mất răng do tai nạn giao thông là một chấn thương hàm mặt phổ biến. Thông thường, bệnh nhân sẽ được phục hình với kỹ thuật cấy ghép Implant thông thường (cấy trụ Implant vào trong xương) để phục hồi lại răng và chức năng của răng.
Tuy nhiên, trong những trường hợp dưới đây, bệnh nhân cần được sử dụng giải pháp implant cá nhân hóa cho bệnh nhân mất răng do tai nạn giao thông vì kỹ thuật Implant thông thường không thể thực hiện được:
1. Tiêu xương hàm trầm trọng
Khi mất răng, xương hàm không còn chịu áp lực nhai ở một vị trí cụ thể nữa và do đó cơ thể bắt đầu phân hủy và loại bỏ xương. Trong vòng một năm sau khi mất răng, 25% xương có thể bị mất. Thời gian càng lâu thì tỷ lệ tiêu xương càng nhiều.
Tiêu xương hàm do mất răng
Xem thêm: Implant cá nhân hóa cho người cao tuổi
Do đó, nếu bệnh nhân bị tai nạn mất răng nhưng chưa thể cấy ghép Implant tức thì do nhỏ tuổi, do điều kiện cá nhân… dẫn đến tình trạng mất răng lâu năm khiến xương hàm bị tiêu trầm trọng, số lượng và chất lượng xương không thể đáp ứng các kỹ thuật cấy ghép Implant thông thường hay Implant xương gò má thì Bác sĩ sẽ chỉ định Implant cá nhân hóa.
2. Bệnh nhân bị mất đoạn xương hàm
Trường hợp tai nạn nghiêm trọng khiến bệnh nhân bị gãy mất đoạn xương hàm hay cần cắt mất đoạn xương hàm thì Implant cá nhân hóa chính là “cứu cánh” để giúp bệnh nhân phục hồi thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.
3. Bệnh nhân lớn tuổi, sức khỏe kém
Những bệnh nhân lớn tuổi hay bệnh nhân có sức khỏe kém, bệnh nhân sợ xâm lấn nhiều, sợ ghép xương… thì Implant cá nhân hóa sẽ giúp giảm thiểu những kỹ thuật như ghép xương, nâng xoang… giúp đơn giản hóa quá trình điều trị, cho bệnh nhân thoải mái hơn.
Cấy ghép Implant cá nhân hóa cho bệnh nhân
Trên đây, Nha khoa Nhân Tâm đã giới thiệu cho Quý khách hàng giải pháp Implant cá nhân hóa cho bệnh nhân mất răng do tai nạn giao thông. Để được tư vấn thêm thông tin về phương pháp này, hãy liên hệ ngay đến nha khoa theo Hotline 1900 56 5678.