TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Tìm hiểu đau răng uống thuốc gì để giảm đau nhanh chóng?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 13.176
Mỗi khi bị đau răng, mọi người vẫn thường nghĩ đến việc sử dụng thuốc giảm đau để điều trị. Bị đau răng uống thuốc gì và có mang lại hiệu quả không sẽ được nói rõ trong bài viết bên dưới.

Một trong số những giải pháp nhanh chóng và thuận tiện nhất để chữa trị đau răng chính là uống thuốc giảm đau. Vậy đau răng uống thuốc gì để cơn đau dứt điểm và an toàn cho sức khỏe? Cùng nha khoa Nhân Tâm tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Lý do bị đau răng phổ biến là gì?

Đau nhức răng cũng là một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp mà ai cũng từng trải qua. Cơn đau răng sẽ mang đến những cơn đau nhức khó chịu, làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hằng ngày. Nguyên nhân gây đau nhức răng có rất nhiều:

Do sâu răng

Sâu răng là tình trạng trên bề mặt răng đột nhiên xuất hiện những lỗ sâu nhỏ hoặc lớn, có màu hơi vàng, nâu hoặc đen tùy theo mức độ sâu. Biểu hiện điển hình của bệnh sâu răng là gây ra những cơn đau nhức, các cơn đau nhức sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu bạn ăn đồ quá nóng, quá lạnh hoặc quá ngọt

Do mọc răng khôn

Quá trình mọc răng khôn sẽ gây ra rất nhiều sự đau nhức ở vùng răng hàm. Đặc biệt là trong các trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm ở trong xương hàm, mọc đâm ngang sang vị trí răng số 7 hoặc bị kẹt một phần ở trong nướu. Lúc này cơn đau sẽ tái phát dữ dội hơn, cơn đau có thể kéo dài liên tục hoặc lặp đi lặp lại theo thời gian phát triển của răng.

Nếu mọi người quan sát sẽ thấy phần nướu trong cùng, ngay vị trí mọc răng khôn sẽ có dấu hiệu bị sưng đỏ, thậm chí có người còn bị tụ mủ. Một số trường hợp còn kèm theo biểu hiện nóng sốt và mệt mỏi trong người.

Do mọc răng khôn

Bệnh về nướu

Ngoài những nguyên nhân trên thì đau nhức răng còn là biểu hiện của bệnh viêm nướu, nha chu hoặc nhiễm trùng nướu. Các bệnh lý này thường hình thành do vi khuẩn có hại trú ngụ trong các mảng bám gây ra. Chúng sẽ tiết ra độc tố khiến vùng nướu bị kích ứng và gây ra hiện tượng viêm nhiễm ngày càng nặng.

Áp-xe răng

Áp-xe răng chỉ xảy ra khi bệnh sâu răng không được điều trị sớm làm ảnh hưởng đến tủy. Hoặc những người đang mắc các bệnh về nhiễm trùng răng miệng nhưng không điều trị triệt rất dễ bị áp xe răng.

Áp-xe răng sẽ tạo áp lực chèn ép vào các tổ chức xung quanh răng, chân răng, dây thần kinh và tủy tạo thành những cơn đau nhức. Cơn đau sẽ càng nặng nề khi ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng.

Đau răng uống thuốc gì, các nhóm thuốc thường dùng?

Đối với câu hỏi “đau răng uống thuốc gì”, bác sĩ thường kê một số loại thuốc giảm đau thông dụng mà bạn có thể sử dụng khi bị đau nhức như sau:

Nhóm thuốc NSAIDs – giảm đau chống viêm steroid

Nếu bạn đang gặp phải trường hợp đau nhức răng dữ dội thì nhóm thuốc NSAIDs chính là sự lựa chọn hiệu quả nhất. Bởi vì nhóm thuốc này không chỉ giúp giảm đau, loại bỏ cảm giác khó chịu mà còn bổ sung công dụng kháng viêm.

Một số loại đại diện của nhóm thuốc này là: Ibuprofen, Meloxicam, Celecoxib, Piroxicam và Etoricoxib,… Những loại thuốc này sẽ có sự khác biệt về thời điểm phát huy tác dụng và độ dài hiệu quả. Thêm vào đó, liều dùng cũng không giống nhau nên bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người đang mắc các bệnh tim mạch, viêm loét dạ dày hoặc suy thận thì phải nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Nhóm thuốc NSAIDs – giảm đau chống viêm steroid

Nhóm thuốc gây tê

Nhóm thuốc gây tê có thể được bào chế và sử dụng ở dạng gel hoặc dung dịch dùng để xịt. Các loại thuốc gây tê tại chỗ gồm: tetracaine, prilocaine, lidocaine và benzocaine,…

Khi ở dạng lỏng thì cách sử dụng của các loại thuốc này có phần khác với dạng thuốc giảm đau bằng viên. Trước tiên bạn cần vệ sinh, sau đó dùng băng gạc hoặc bông gòn thấm khô vùng răng bị đau. Tiếp theo, lấy tăm bông đã tẩm một lượng dung dịch thuốc bôi nhẹ vào vùng răng đau.

Chỉ sau khoảng 30 giây – 2 phút là bạn sẽ thấy cảm giác đau giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, thời gian duy trì lại rất ngắn, khoảng từ 15 – 60 phút. Do đó mà những người đang bị đau nhức nghiêm trọng phải thực hiện nhiều lần.

Paracetamol/Acetaminophen

Paracetamol là loại thuốc giảm đau quá quen thuộc với mọi người. Chúng có thể sử dụng tất cả đối tượng từ trẻ em đến người lớn. Paracetamol/Acetaminophen có tác dụng giảm đau sau khi uống từ 15 – 30 phút và có hiệu quả đến 4 – 6 giờ.

Dù đây là một loại thuốc thông dụng, nhưng nếu bạn sử dụng quá liều cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định, độc tính của Paracetamol/Acetaminophen sẽ gây nguy hiểm cho gan.

Đối với người lớn, tổng liều dùng Paracetamol/Acetaminophen trong ngày không được vượt quá 4000mg và trẻ em không quá 75mg/kg.

Paracetamol/Acetaminophen

3 mẹo chữa đau răng tại nhà không cần dùng thuốc

Trong trường hợp bạn không thể mua được thuốc chữa đau răng thì có thể sử dụng một vài mẹo làm dịu cơn đau dưới đây.

Dùng nước muối

Muối biển có công dụng làm sạch, khử khuẩn và sát trùng rất tốt đối với các vết thương hở. Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối hàng ngày còn giúp làm sạch và hạn chế vi khuẩn viêm nhiễm trong khoang miệng. Nước muối cũng có hiệu quả trong việc khử mùi hôi miệng, mang đến cảm giác thoải mái.

Dùng nước muối

Chườm đá

Phương pháp chườm đá lạnh luôn được áp dụng để giảm sưng tấy và đau nhức. Nhiệt độ thấp của đá sẽ hạn chế quá trình giãn cơ và tăng độ đàn hồi cho tế bào.

Sử dụng gừng

Gừng là một loại nguyên liệu phổ biến trong nhà bếp, có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và được dùng như một bài thuốc trị sâu răng. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đem gừng đập dập rồi đắp lên vùng răng bị đau. Để tầm 10 phút cho tinh chất trong gừng thấm vào vùng răng bị đau để tiêu diệt vi khuẩn gây hại

Sử dụng gừng

Thuốc giảm đau răng chỉ là giải pháp tạm thời để giảm đau nhức và có nguy cơ tái phát cao. Đối với trường hợp đau răng uống thuốc gì thì cách tốt nhất là bạn nên thăm khám tại nha khoa để tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, hãy đến Nha Khoa Nhân Tâm để được giải đáp nhanh nhất.