TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Các bệnh lý liên quan tới tình trạng mụn hai bên hàm

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2,140
Tỷ lệ mắc bệnh lý răng miệng hiện nay đang ở mức khá cao. Trong đó, tình trạng mụn hai bên hàm ở trong khoang miệng cũng gây ra không ít rắc rối và có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy làm sao để nhận biết và xác định những bệnh lý liên quan đến hiện tượng nổi mụn này? Có cách nào để khắc phục mụn trong miệng?

Mụn hai bên hàm có thể là mụn nước, mụn thịt, hình thành do các bệnh lý như tay chân miệng, nhiễm virus, nhiệt miệng, u sợi kích thích,… tạo cảm giác đau nhức, khó chịu, làm cản trở hoạt động ăn nhai, giao tiếp thường ngày và có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Vậy nên hãy tới trung tâm nha khoa thăm khám sớm khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trong khoang miệng nhé.

Mụn nước trong khoang miệng

Mụn hai bên hàm hoặc các vị trí khác trong khoang miệng ở dạng mụn nước có thể là biểu hiện của các bệnh lý dưới đây:

Nhiễm virus herpes simplex

Tình trạng mụn nước trong khoang miệng có thể là dấu hiệu gợi ý bạn đã nhiễm phải virus herpes simplex. Bên trong mụn này chứa dịch có virus herpes, chúng thường vỡ ra sau khoảng 1 – 2 ngày và đóng vảy lại. Để khỏi bệnh hoàn toàn thường sẽ mất từ 7 đến 10 ngày.

Sau khi chấm dứt một đợt bệnh cấp tính, tình trạng này vẫn có nguy cơ tái phát nhiều lần gây bỏng rát, đau nhức, thậm chí nhiễm trùng, sốt cao. Loại virus này có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp như chạm vào nốt mụn, hôn hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân. Ngoài ra, quan hệ tình dục bằng miệng cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh lý này lây lan.

Mụn nước trong miệng do nhiễm virus herpes simplex

Để điều trị chứng bệnh này, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc benzocain, dyclonine, lidocain. Trường hợp nặng hơn có thể cần tới thuốc kháng virus như valacyclovir, famciclovir hay acyclovir. Các bác sĩ cũng có thể kê thêm cho bạn thuốc kháng sinh nếu có hiện tượng bội nhiễm và thuốc giảm đau khi cần thiết.

Bệnh tay chân miệng

Nổi mụn trong khoang miệng với các nốt mụn nước nhỏ có thể là triệu chứng của bệnh tay chân miệng. Chứng bệnh này xảy ra khá phổ biến ở các bé dưới 5 tuổi.

Những nốt mụn nước có thể vỡ ra, dẫn đến viêm loét khiến người mắc đau nhức và ăn uống khó khăn. Các nốt mụn còn có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông, ấn vào không có cảm giác đau.

Mụn nước có thể là dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Đa số các trường hợp mắc bệnh này sẽ tự khỏi nhưng nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus entero 71 mà không có biện pháp điều trị phù hợp thì có thể kéo theo nhiều biến chứng như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim,…

Vậy nên khi nhận thấy cơ thể của con xuất hiện mụn nước trong khoang miệng, tay, chân thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Mụn thịt trong khoang miệng

Trong khoang miệng có thể xuất hiện các nốt mụn thịt đa dạng về màu sắc, kích cỡ và hình dáng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là:

Mụn cóc thông thường

Mụn cóc thường mọc ở chân, tay nhưng cũng có thể xuất hiện mụn hai bên hàm, mụn trong khoang miệng do bạn cắn hoặc mút phải mụn ở tay.

Mụn cóc sinh dục (sùi mào gà)

Đặc trưng của bệnh lý này là những nốt mụn thịt nhỏ mọc đơn lẻ hoặc thành đám nhìn như mào của con gà. Sùi mào gà sẽ lây lan khi quan hệ tình dục bằng miệng không an toàn với người mang bệnh.

Hình ảnh mụn cóc sinh dục ở hai bên hàm trong khoang miệng

Nhiệt miệng

Nhiệt hay loét miệng xảy ra trong khoang miệng và hình thành các nốt mụn vàng hoặc trắng có viền đỏ bao quanh. Nổi mụn do bệnh lý này sẽ tạo cảm giác đau, cản trở người mắc trong hoạt động nói chuyện và ăn uống.

Đa phần các vết loét đều tự khỏi sau khoảng 1 hoặc 2 tuần. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi khám nha khoa nếu thấy các vết loét không thuyên giảm mà ngày một lớn hơn, gây đau nhức bất thường.

U sợi kích thích

Chứng bệnh này gây nổi mụn trong khoang miệng hoặc mụn hai bên hàm không đau, nốt mụn hơi cứng, có màu trắng ngà. Lý do chính gây nên tình trạng này là cắn phải một vị trí nhiều lần và gây thương tổn tại đó.

Bạn không cần lo lắng quá vì đây là chứng bệnh lành tính. Mặc dù vậy, một số trường hợp có thể gây ảnh hưởng đến nướu nên các bác sĩ vẫn khuyên bạn nên đi khám sớm.

Thăm khám nha khoa sớm khi phát hiện các dấu hiệu bất thường

Ngoài các bệnh lý kể trên, nổi mụn hai bên hàm, nổi mụn trong khoang miệng còn có thể xảy ra do một số nguyên khác hiếm gặp hơn như u tuyến nước bọt, răng mọc ngầm, lôi xương,…

Đôi khi mụn hai bên hàm không gây đau nhưng có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy nên nếu bạn phát hiện thấy trong miệng mình xuất hiện mụn, hãy tới trung tâm nha khoa thăm khám, kiểm tra, xác định nguyên nhân gây bệnh để có hướng xử lý phù hợp và kịp thời nhé. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên làm vệ sinh răng miệng hàng ngày, giữ khoang miệng sạch sẽ bằng cách chải răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng thường xuyên.