TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho phụ nữ mang thai

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2.943
Phụ nữ đang trong quá trình mang thai có nội tiết tố không ổn định rất dễ dàng gây các bệnh về răng miệng. Vệ sinh và chăm sóc răng miệng đặc biệt quan trọng trong quá trình mang thai, do răng và nướu của bạn lúc này vô cùng nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng hơn so với bình thường.

Vệ sinh và chăm sóc răng miệng là đặc biệt quan trọng trong thời gian bà bầu mang thai, do răng và nướu của bạn trong giai đoạn này rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng hơn so với bình thường.

Những nguy cơ có thể gặp khi mắc phải các vấn đề răng miệng trong thời gian mang thai

Tăng nguy cơ sinh non

Việc thay đổi các thói quen sinh hoạt và thể chất khi đang mang thai khiến thai phụ dễ bị sâu răng, viêm nha chu hơn bình thường:

  • Thai phụ thường ăn nhiều bữa nhỏ nên miệng luôn tồn tại axit dễ gây ra sâu răng. Đặc biệt trong quá trình ốm nghén mệt mỏi, thai phụ rất khó vệ sinh sạch những răng hàm bên trong.
  • Hooc – môn nữ tăng cao trong thời gian thai kỳ dễ gây tình trạng viêm lợi hơn bình thường. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nha chu khi đang mang thai.
  • Khi mang thai, tính chất của nước bọt cũng bị biến đổi khiến miệng luôn cảm thấy dính, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Từ năm 1996, các nhà khoa học đã chứng minh: Phụ nữ đang mang thai bị viêm lợi, hay viêm nha chu sẽ tăng nguy cơ bị sảy thai, sinh non gấp 2-3 lần, dễ bị tiền sản giật, trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân (dưới 2,5kg). Khi mẹ bị viêm lợi, viêm nha chu, trong miệng sẽ xuất hiện một số các vi khuẩn có hại.

Các vi khuẩn này di chuyển từ khoang miệng vào trong nhau thai, làm tăng nồng độ sinh lý trong dịch ối, làm cho thai phụ chuyển dạ sớm, sinh non, sinh nhẹ cân.

Ngoài ra, khi mang thai, mẹ bị viêm lợi sẽ khiến lượng canxi mà bé hấp thụ từ mẹ bị giảm sút, đây là nguyên nhân khiến cho bé nhẹ cân và không khỏe mạnh sau khi sinh.

Tăng nguy cơ sâu răng cho bé sau khi sinh

Phụ nữ mang thai bị sâu răng làm tăng nguy cơ bị sâu răng cho bé sau khi sinh

Răng của bé được hình thành trong bụng mẹ:

Mầm răng của bé sẽ được hình thành vào khoảng từ tuần 6 ~ 7 của thai kỳ. Từ tuần thứ 16 của thai kỳ, men răng và ngà răng của bé phát triển để bao bọc mầm răng. Sau đó, phần thân răng (còn gọi là xương ổ răng) được tạo thành để bao bọc lấy phần chân răng và tủy răng là hệ thần kinh nằm ở phía bên trong. Từ 6-7 tháng sau khi sinh, răng sữa của bé sẽ được phát triển hoàn chỉnh, nhú ra khỏi lợi.

Xem thêm:[Giải đáp] Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?

Vi khuẩn gây sâu răng lây từ mẹ sang con:

Vi khuẩn gây sâu răng không thực sự có trong miệng bé ngay khi được sinh ra mà bị lây từ miệng của mẹ hoặc những người xung quanh thông qua việc hôn bé, bón thức ăn cho bé.

Vi khuẩn gây sâu răng nhanh chóng sinh sôi ngay sau khi răng nhú. Trong đó, thời gian từ 6 tháng – 3 tuổi là thời kỳ bé dễ bị nhiễm vi khuẩn sâu răng nhất.

Những em bé mà mẹ có nhiều răng sâu cũng sẽ dễ có nguy cơ sâu răng từ sớm rất cao. Vì thế, việc giữ vệ sinh răng miệng không chỉ tốt cho mỗi mẹ mà còn quyết định sức khỏe răng miệng của bé về sau này. Cách lý tưởng nhất để bảo vệ răng của bé là bắt đầu phòng ngừa răng sâu ngay từ khâu chăm sóc răng miệng của người mẹ trong giai đoạn mang thai.

Cách chăm sóc răng miệng khi mang thai

Cách chăm sóc răng miệng đúng cách cho phụ nữ mang thai

  • Chải răng 2 lần mỗi ngày (buổi sáng, tối)
  • Làm sạch các kẽ răng bằng chỉ nha khoa 1 lần mỗi ngày
  • Súc miệng thật sạch ngay sau khi ăn để loại bỏ thức ăn mắc lại trong khoang miệng
  • Lấy cao răng và thực hiện kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ
  • Một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho thai kỳ
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi đang mang thai đặc biệt quan trọng khi hình thành răng của bé bao gồm những khoáng chất như canxi, phốt pho… Ở thời kỳ này, nếu dinh dưỡng của người mẹ không thực sự hợp lý có thể khiến răng bé sau này bị yếu hoặc dễ gây sâu răng. Đặc biệt, canxi đặc biệt tốt cho quá trình phát triển răng, tạo nên một hàm răng chắc khỏe cho bé.
  • Bà bầu cần nên lưu ý tăng cường những nguồn thực phẩm giàu chất canxi như cua đồng, tép nhỏ, tôm đồng, hải sản không có thủy ngân, sữa và các sản phẩm khác từ sữa (sữa chua, phô mai, sữa tiệt trùng…), vừng đen, trắng; một số loại rau quả (chuối, rau súp lơ xanh, kiwi, cam, rau mồng tơi, rau cải chíp, rau cần, muống, đậu, cà rốt…).
  • Bà bầu cần phải chú ý tăng cường nạp những nguồn thực phẩm giàu canxi để cung cấp tốt cho quá trình phát triển răng của trẻ.

Như vậy, Nha khoa Nhân Tâm tin rằng khi mẹ có sức khỏe răng miệng tốt thì không chỉ mẹ đẹp, còn giảm các nguy cơ sinh non, tạo nên hàm răng vững chắc, khỏe mạnh cho bé nhờ hạn chế lây nhiễm vi khuẩn gây sâu răng cho em bé của mình.