TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

[Giải đáp] Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1.554
Sau khi sinh con thành công, chị em phụ nữ thường kiêng cữ nhiều điều. Nhiều người thường thắc mắc sau sinh bao lâu thì được đánh răng? Nha khoa Nhân Tâm sẽ giải đáp điều đó qua bài viết dưới đây.

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ thường yếu hơn bình thường. Lúc này, việc kiêng đánh răng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật trong miệng phát triển và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

Theo đó, mẹ sau khi sinh con đã có thể đi lại thì nên đánh răng như bình thường. Nhưng lúc này mẹ phải lưu ý nên chải răng nhẹ nhàng để tránh tổn thương. Đồng thời, để giảm bớt tình trạng ê buốt, mẹ cũng nên dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý. Việc thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng vi khuẩn tích tụ gây hại cho men răng và nướu.

Những vấn đề răng miệng mẹ sau sinh có thể gặp phải

Nhiều bà mẹ sau sinh thường gặp phải rất nhiều vấn đề răng miệng. Việc kiêng khem không hợp lý kết hợp với sự thay đổi nội tiết tố và tình trạng cơ thể bị thiếu hụt về hàm lượng vitamin cùng với canxi, sắt, kẽm,... sau sinh sẽ là mối đe dọa về răng và nướu của chị em.

Sau sinh, men răng của mẹ bỉm sẽ trở nên nhạy cảm hơn, men răng trở nên yếu hơn và vi khuẩn cũng có điều kiện thuận lợi để tấn công và phát triển, dẫn đến sự xuất hiện của một số vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng.

Phụ nữ sau sinh thường gặp nhiều vấn đề răng miệng

Cụ thể có thể kể đến một số vấn đề sau:

  • Chảy máu nướu răng;
  • Ê buốt răng;
  • Sâu răng;
  • Viêm nướu, viêm nha chu;

Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?

Theo các chuyên gia nha khoa gia đình, khoang miệng là khu vực nghiền, nhai và nuốt thức ăn. Đây là môi trường dễ gia tăng nhiều loại vi khuẩn. Đặc biệt sau khi sinh cơ thể người mẹ thường yếu hơn bình thường, hệ thống miễn dịch khá yếu. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi. Lúc này, việc kiêng đánh răng sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật trong miệng phát triển và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Do đó, việc kiêng đánh răng sau sinh để tránh ê buốt là phản khoa học và có thể mang lại nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe của mẹ. Vi khuẩn phát triển bên trong khoang miệng có thể xâm nhập vào máu và gây hại cho các cơ quan khác nhau. Lúc này, việc sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi sinh vật sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đối với mẹ và bé đang bú mẹ. Ngoài ra, vi khuẩn bên trong khoang miệng cũng có thể truyền sang trẻ khi mẹ chạm hoặc hôn trẻ.

Việc kiêng đánh răng sau sinh để tránh ê buốt là phản khoa học

Theo đó, mẹ sau khi sinh con đã có thể ngồi và đi lại thì cũng có thể đánh răng như bình thường. Nhưng lúc này mẹ phải lưu ý chỉ nên chải răng nhẹ nhàng, không nên chải quá mạnh vì khoang miệng lúc này dễ bị tổn thương. Đồng thời, để giảm bớt tình trạng đau nhức do răng ê buốt, mẹ bỉm cũng nên dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý.

Việc thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách vào buổi sáng và tối giúp khoang miệng của mẹ luôn thông thoáng, hạn chế tối đa tình trạng vi khuẩn tích tụ gây hại cho men răng và nướu.

Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho phụ nữ mang thai

Người mẹ nên vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế tối đa bệnh lý răng miệng

Một số lưu ý khi đánh răng sau sinh

Về chăm sóc sức khỏe răng miệng sau sinh, các mẹ muốn hạn chế những sai sót trong kỹ thuật đánh răng có thể tham khảo thêm những lưu ý sau để đảm bảo chăm sóc và vệ sinh tốt nhất. Bao gồm:

  • Chọn loại kem đánh răng phù hợp, bàn chải đánh răng có lông mềm và thay bàn chải đánh răng thường xuyên.
  • Đánh răng đủ thời gian theo khuyến nghị của bác sĩ, tuân thủ đúng kỹ thuật, chải nhẹ nhàng và tránh chà xát quá mạnh hoặc chải ngang, kết hợp với chải vùng lưỡi.
  • Thay tăm xỉa răng bằng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa giữa các kẽ răng.
  • Dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để súc miệng.
  • Thực hiện một số thay đổi đối với chế độ ăn uống chẳng hạn như: tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, nhiều dầu mỡ hoặc chua cay; hạn chế các thực phẩm quá nóng, quá lạnh; nạp đủ nước mỗi ngày; bổ sung thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm,...
  • Khám răng định kỳ và cạo vôi răng 6 tháng-1 năm/lần.

Mẹ bỉm nên chăm sóc răng miệng khoa học và khám răng định kỳ

Qua bài viết này, các mẹ đã được biết được sau sinh bao lâu thì được đánh răng. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho chị em phụ nữ. Đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm để được giải đáp thắc mắc nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.