Trong giai đoạn mang thai, các hormone Progesterone và Estrogen tăng lên, đẩy mạnh tuần hoàn và đứa máu tới nướu răng. Do đó, nướu răng rất dễ bị sưng lên, dễ bị tác động bởi vi khuẩn và làm tăng mang bám. Bên cạnh đó, lượng canxi trong cơ thể phụ nữ mang thai thường thay đổi liên tục. Những điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu,…
Khi gặp phải các bệnh lý răng miệng, phụ nữ mang thai thường rất lo lắng, không biết bầu có trám răng được không hay thực hiện các thủ thuật nha khoa khác được không. Các chuyên gia cho biết, bà bầu hoàn toàn có thể thực hiện trám răng để giải quyết vấn đề về răng của mình.
Bà bầu có trám răng được không?
Về bản chất, trám răng là một kỹ thuật đơn giản trong nha khoa. Trường hợp răng bị thưa, mẻ vỡ nhẹ hoặc sâu răng mới chớm, trám răng sẽ được thực hiện rất nhanh chóng, không xâm lấn quá nhiều vào cấu trúc răng thật, thậm chí không sử dụng thuốc tê. Do đó, trong những trường hợp này thì phụ nữ mang thai vẫn có thể thực hiện được.
Tuy nhiên, để tìm được câu trả lời chính xác cho câu hỏi bầu có trám răng được không, thai phụ nên tìm đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám cụ thể. Bởi việc có trám răng được hay không sẽ tùy theo từng trường hợp cụ thể. Có những lưu ý theo từng giai đoạn như sau:
- Ở 3 tháng đầu thai kỳ: Những ai đang mang thai mà có ý định trám răng thì nên tránh thời điểm này, thay vào đó hãy lựa chọn thời điểm cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái. Bởi đây là giai đoạn bào thai đang dần hình thành, cần tránh các tác động mạnh, sức khỏe của mẹ cũng cần được đảm bảo thật tốt để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
- Ở 3 tháng cuối thai kỳ: Đây là thời điểm mà thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh, em bé đã khá lớn và gây chèn ép các cơ quan trong bụng mẹ, gây khó chịu cho mẹ, đồng thời nếu phải đi tái khám nhiều lần sẽ rất bất tiện cho thai phụ.
Bà bầu có trám răng được không cần phải được tư vấn bởi bác sĩ
Trường hợp sức khỏe răng miệng kém, cần phải thực hiện trám răng thì thời điểm thích hợp nhất đó là 3 tháng giữa thai kỳ (khoảng từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 thai kỳ). Đây là giai đoạn thai nhi đã ổn định và thích nghi với cơ thể mẹ.
Cách phòng ngừa bệnh răng miệng cho bà bầu
Để không phải băn khoăn đến vấn đề bầu có trám răng được không, đồng thời bảo vệ sức khỏe răng miệng của bà bầu và thai nhi, các mẹ bầu lưu ý đến những điều sau:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng chứa fluoride và sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng hàng ngày để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa trong các kẽ răng và làm sạch răng miệng một cách toàn diện.
- Ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn đồ ngọt và uống nước ngọt, đồ uống có ga. Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi và các nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng.
- Điều trị kịp thời: Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của các bệnh lý răng miệng, hãy thăm khám bác sĩ nha khoa ngay lập tức để điều trị kịp thời và ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển.
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ: Hãy kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào và nhận tư vấn từ bác sĩ nha khoa.
Bà bầu cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách
Tóm lại, việc trám răng trong thai kỳ là an toàn khi được thực hiện đúng cách bởi bác sĩ nha khoa giỏi, giàu kinh nghiệm. Bạn nên nhớ rằng, chăm sóc răng miệng và điều trị các vấn đề nha khoa kịp thời là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bà bầu và đảm bảo an toàn cho thai nhi.