TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Tìm hiểu về lịch sử Implant cá nhân hóa

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 100
Implant cá nhân hóa lần đầu tiên được thực hiện thành công tại Việt Nam vào năm 2023 bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân. Tuy nhiên, kỹ thuật này đã xuất hiện từ rất lâu, vào những năm 1940. Mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về lịch sử Implant cá nhân hóa nhé!

Tìm hiểu về lịch sử Implant cá nhân hóa sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về kỹ thuật này trong việc phục hình cho những trường hợp mất răng phức tạp.

Lịch sử Implant cá nhân hóa

Lịch sử Implant cá nhân hóa được phát triển từ kỹ thuật Implant dưới màng xương.

Implant dưới màng xương được Bác sĩ Dahl lên ý tưởng đặt một khung kim loại bằng Vitallium vào phần gờ xương bị teo và dưới niêm mạc màng xương để hỗ trợ nâng đỡ răng giả vào năm 1939 và được đưa ra ứng dụng lần đầu tiên vào những năm 1940 nhưng thất bại.

Thiết kế Implant dưới màng xương những năm 1940

Năm 1948, Bác sĩ A. Drs. Goldberg và Gershkoff đã tạo ra một thiết kế khung kim loại mới từ coban-crom-molypden. Sự phát triển thiết kế tiếp theo được thực hiện bởi Tiến sĩ. Linkow D James và Davidas trong thập niên 50 đến 70 cùng những người khác.

Thiết kế Implant dưới màng xương những năm 1950 - 1970

Năm 1970, Bác sĩ Linkow và Cherchève đã đánh giá tỷ lệ thành công khác nhau của cấy ghép dưới màng xương của thế hệ đầu từ nghiên cứu này sang nghiên cứu khác.

Từ năm 1940 -1970, tỷ lệ thành công của Implant dưới màng xương chỉ khoảng 50%. Người ta có thể quan sát những lý do thất bại bao gồm lựa chọn vị trí kém, implant đặt sai vị trí, các thủ thuật phục hồi yếu kém, độ khít sát kém, phẫu thuật mô nướu sai kỹ thuật, kỹ thuật khâu kém, nhiễm trùng… khiến Implant lung lay và bị đào thải.

Năm 1985, Bác sĩ Misch đã thiết kế “Vòm Gothic” và giới thiệu thanh mesobar giúp cho bộ phận cấy ghép bám chặt hơn. Tuy nhiên, thanh mesobar làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Bác sĩ Misch giới thiệu thiết kế “Vòm Gothic” và thanh mesobar

Trong những năm 1990, các Bác sĩ nghiên cứu dùng bột titanium xịt lên bề mặt implant cho tỷ lệ thành công cao hơn. Xương bám vô implant tốt hơn. Máy CT ra đời trong y khoa cho phép bỏ khâu phẫu thuật mổ lấy dấu xương, rút xuống còn 1 lần phẫu thuật, nâng tỷ lệ thành công lên 73%. Nguyên nhân thất bại bao gồm: Implant không khít sát, lấy dấu không chính xác, điều chỉnh phục hình kém, kỹ thuật khâu kém, nhiễm trùng.

Cuối thập niên 90, kỹ thuật cấy ghép Implant nội soi (cấy Implant vào trong xương) được nghiên cứu và ứng dụng và thay thế kỹ thuật Implant dưới màng xương đầy rủi ro.

Mãi đến thời gian gần đây, kỹ thuật Implant dưới màng xương mới được nghiên cứu và tái ứng dụng cho các trường hợp tiêu xương phức tạp khi tỷ lệ thành công đã đạt tới 95% nhờ việc ứng dụng công nghệ nha khoa kỹ thuật số và Implant thế hệ mới đã tích hợp xương tốt và hạn chế tối đa biến chứng so với thế hệ cũ.

Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân tiên phong thực hiện kỹ thuật Implant cá nhân hóa

Lịch sử Implant cá nhân hóa (Implant dưới màng xương) đã có từ rất lâu nhưng kỹ thuật này mới chỉ được ứng dụng lần đầu tiên tại Việt Nam bởi Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân vào năm 2023, 10 năm sau khi ông tiên phong ứng dụng thành công kỹ thuật Implant xương gò má (2013).

Vào năm 2023, Nha khoa Nhân Tâm đã tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhân bị mất răng bẩm sinh với tình trạng tiêu xương vô cùng đặc biệt.

Tiến sĩ Bác sĩ Võ Văn Nhân và ekip thực hiện

Xương hàm của bệnh nhân tiêu biến chỉ còn chưa tới 2mm, gần như không có xương hàm trong khi Implant thông thường đòi hỏi chiều dài xương ít nhất là 8mm và 4mm đối với kỹ thuật Implant xương gò má.

Sau khi thăm khám và chẩn đoán, mô phỏng điều trị bằng Implant thông thường và Implant xương gò má thông qua phần mềm Face scan độc quyền của nha khoa đều cho ra kết quả thất bại, thì Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân đã không ngừng nghiên cứu phương án điều trị cho bệnh nhân.

Và cuối cùng, ông nhận định tình trạng của bệnh nhân không thể dụng các kỹ thuật implant hiện tại, mà cần phải ứng dụng một kỹ thuật mới, đó chính là Implant dưới màng xương.

Cấy ghép Implant dưới màng xương không sử dụng trụ Implant để cấy vào bên trong xương hàm như kỹ thuật Implant thông thường mà Implant sẽ được gắn vào một khung kim loại bằng Titanium, đặt vào bên dưới mô nướu và bên trên xương hàm. Do đó, thể tích và chất lượng xương hàm sẽ không ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép Implant.

Cấy ghép Implant dưới màng xương

Xem thêm: Vai trò của công nghệ định vị trong Implant dưới màng xương

Tuy nhiên, kỹ thuật Implant dưới màng xương trước đây không có con vis cố định thanh kim loại và Implant nên dễ bị di động, gây nhiễm trùng và rủi ro. Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân đã nghiên cứu sử dụng các con vis đặc biệt để giúp cố định Implant, tránh tình trạng di động, đồng thời ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số để giúp quá trình điều trị diễn ra chính xác, nhanh chóng, giảm sang chấn, tránh biến chứng.

Sự thành công của kỹ thuật cấy ghép Implant cá nhân hóa của Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân đã tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực Implant nha khoa, là cứu cánh sau cùng cho bệnh nhân tiêu xương trầm trọng, bệnh nhân không răng bẩm sinh, bệnh nhân bị ung thư vùng hàm mặt phải cắt đoạn xương hàm trên… giúp họ khôi phục ăn nhai và thẩm mỹ, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nha khoa Nhân Tâm tự hào là trung tâm nha khoa tốt nhất Việt Nam khi là nơi đầu tiên thực hiện thành công các kỹ thuật Implant phức tạp như phẫu thuật dời dây thần kinh để cấy ghép Implant, cấy ghép Implant xương gò má cải tiến, cấy ghép Implant cá nhân hóa…

Để được tư vấn kỹ hơn về lịch sử Implant cá nhân hóa và quy trình thực hiện, bạn vui lòng liên hệ Hotline 1900 56 5678. Chúc bạn luôn có hàm răng chắc khỏe và nụ cười rạng rỡ.