TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Những răng sữa nào không thay? Nguyên nhân và cách xử lý

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 9,249
Răng sữa và răng vĩnh viễn là 2 loại răng dù hoàn toàn khác nhau nhưng lại có mối quan hệ vô cùng mật thiết. Hai loại răng này rất khó để phân biệt vì phần đa răng sữa sẽ được thay thành răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, có một số nhóm răng khi mọc lên mà không hề thay răng. Vậy răng sữa vĩnh viễn là răng gì? Những răng sữa nào không thay? TÌM HIỂU NGAY qua bài viết sau đây!

Những răng sữa nào không thay được xem là câu hỏi của khá nhiều phụ huynh hiện nay. Thường là răng hàm lớn số 3, đây là những chiếc răng mọc vĩnh viễn mà không trải qua bất kỳ quá trình thay răng sữa như những loại răng khác.

Phụ huynh cần lưu ý giữ gìn và chăm sóc những chiếc răng này thật kỹ vì chúng không thể thay thế bằng một chiếc răng khác được. Do đó, nếu ăn uống không hợp lý và không biết cách giữ gìn răng miệng sạch sẽ, bé có thể bị sâu răng và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

1. Phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn

1.1 Răng sữa

Răng sữa là những chiếc răng mọc đầu tiên và hình thành trong giai đoạn phát triển của trẻ từ 4-24 tháng tuổi, đang bú mẹ.

1.2 Răng vĩnh viễn

Răng vĩnh viễn là những chiếc răng mọc sau khi răng sữa rụng. Hay nói cách khác, răng vĩnh viễn mọc lên với mục đích thay thế những chiếc răng sữa ban đầu và tồn tại đến già. Nếu bị gãy răng vĩnh viễn thì sẽ không thể mọc lại. Thời gian mọc của răng vĩnh viễn có thể sớm hoặc trễ hơn so với lịch trình vài năm.

2. Quá trình thay răng sữa của trẻ

Thường thì ở giai đoạn 6 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu rụng chiếc răng sữa đầu tiên là răng cửa và sẽ thay lần lượt đến năm 12 tuổi:

  • 6 - 7 tuổi: thay răng cửa sữa
  • 7 - 8 tuổi: thay các răng cửa sữa bên
  • 9 - 10 tuổi: thay các răng hàm nhỏ
  • 10 - 11 tuổi: thay răng nanh
  • 11 - 12 tuổi: thay các răng hàm lớn

Trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn thay răng sữa khi được 6 tuổi

3. Những răng sữa nào không thay? Răng hàm trẻ em có thay không?

Răng vĩnh viễn xuất hiện để răng được cứng chắc hơn khi trẻ phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ăn nhai hiệu quả hơn. Răng hàm số 3 của trẻ thường là răng mọc muộn nhất, rơi vào độ tuổi từ 13 tuổi trở lên.

Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi “răng hàm trẻ em có thay không?” sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

3.1 Răng hàm có thay

Đây là những chiếc răng hàm sữa đến tuổi thích hợp sẽ lung lay và rụng đi để răng vĩnh viễn mọc lên. Răng hàm lớn số 1, 2 ở hàm trên và hàm dưới sẽ là răng hàm có thay răng, thường gặp ở độ tuổi 10 - 12 tuổi.

3.2 Răng hàm không thay

Răng hàm lớn số 3 là răng mọc vĩnh viễn và không trải qua quá trình thay răng sữa như những chiếc răng còn lại. Vì vậy, việc vệ sinh và chăm sóc chiếc răng này rất quan trọng vì nó không thể thay thế được bằng một chiếc răng khác.

Răng hàm lớn số 3 là răng không trải qua quá trình thay răng sữa như những răng khác

4. Răng sữa không thay có thể tồn tại vĩnh viễn hay không?

4.1 Vì sao răng sữa không thay?

Không có mầm răng vĩnh viễn

Thông thường khi trẻ đạt 6 - 7 tuổi, mầm răng vĩnh viễn đã dần hình thành và bắt đầu nhú lên và đẩy răng sữa ra ngoài để thay thế. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó (thường do yếu tố di truyền) mà mầm răng vĩnh viễn không xuất hiện và răng sữa sẽ đứng im và tồn tại cho đến khi trưởng thành.

Mầm răng vĩnh viễn mọc lệch

Thay vì mọc thẳng để đẩy chân răng sữa ra ngoài thì mầm răng vĩnh viễn lại mọc chéo, mọc xiên về một hướng khác. Do đó, chân răng sữa không bị mầm răng vĩnh viễn đẩy, không bị kích thích thì vẫn đứng im và tồn tại rất lâu.

Những răng sữa nào không thay? Nếu không thay có thể tồn tại bao lâu?

Răng sữa không rụng có thể tồn tại đến khi nào?

Nếu răng sữa không rụng đúng lịch thì không có nghĩa nó sẽ đi theo chúng ta đến cuối đời. Vì không phải là răng trưởng thành nên phần chân răng sữa rất yếu và nông. Vì vậy, khi đến thời điểm nhất định, dù không có yếu tố nào tác động, răng sữa cũng tự rụng, thường rơi vào khoảng 18 tuổi.

Tại thời điểm đó, vị trí răng sữa rụng muộn sẽ không có răng trưởng thành thay thế nên sẽ gây ra hiện tượng thiếu răng, giảm khả năng ăn nhai, mất thẩm mỹ hoặc tiêu xương hàm.

5. Cha mẹ cần lưu ý gì để trẻ có hàm răng khỏe đẹp?

Để răng đảm bảo chức năng ăn nhai, tránh việc hình thành mảng bám gây sâu răng, viêm nướu,... cha mẹ cần lưu ý những điều sau để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ:

  • Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách, ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ, hạn chế các thức ăn có hại cho răng miệng như đồ lạnh, nóng, cứng,... hay những loại đồ uống như nước có gas, nước ngọt,...
  • Đưa trẻ thăm khám nha khoa định kỳ để bác sĩ chăm sóc răng miệng, giúp răng sữa khỏe mạnh để thuận lợi cho quá trình thay răng sữa sau này.

Cha mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ để đảm bảo sức khỏe răng miệng

Khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu thay răng sữa, cha mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa gần nhất để bé được thăm khám và theo dõi quá trình thay răng để được điều chỉnh kịp thời, hỗ trợ răng vĩnh viễn mọc lên đều đẹp. Trong trường hợp răng sữa không tự rụng, cần có sự can thiệp của bác sĩ để tránh tình trạng răng mọc lẫy ở trẻ.