Đau nhức răng cửa là tình trạng xuất hiện phổ biến hiện nay, không giới hạn độ tuổi mắc phải. Vì vậy, ai cũng có thể bị đau nhức răng cửa. Tuy nhiên, hiểu đúng về bệnh lý này có thể giúp bạn tránh những biến chứng nguy hại tiềm ẩn mà nó có thể gây ra.
Nguyên nhân gây đau nhức răng cửa
Do triệu chứng của bệnh viêm nướu răng
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể gây ra tình trạng đau nhức răng cửa cho khách hàng. Nguyên nhân là bởi vì trong quá trình khách hàng ăn thức ăn hàng ngày. Những mảnh vụn thức ăn không được vệ sinh kỹ lưỡng và sạch sẽ có thể đọng lại và nằm ở các kẽ răng. Từ đó lâu ngày các mảnh vụn này có thể được chuyển hóa thành vôi răng.
Các mảng bám cứng đầu này rất khó để làm sạch bằng chải răng thông thường. Do đó, một thời gian sau, vôi răng sẽ được lấp đầy nên khiến cho nướu bị sưng. Từ đó gây ra tình trạng đau nhức răng cửa vô cùng khó chịu cho khách hàng.
Xem thêm: Bọc răng sứ cho răng sâu bao nhiêu tiền? Có cần thiết không?
Do sâu răng
Sâu răng cũng là nguyên nhân trực tiếp làm cho răng cửa bị đau nhức khó chịu. Sâu răng là bệnh lý khá phổ biến và ai cũng có thể gặp phải. Nếu như không chăm sóc răng miệng đúng cách. Dấu hiệu nhận biết của sâu răng rất dễ nhận ra bằng mắt thường. Như xuất hiện các lỗ sâu trên bề mặt răng hoặc khi ăn nhai thức ăn, đặc biệt các thức ăn có chứa nhiều đường (bánh kẹo ngọt, bánh chocolate,…) sẽ khiến bạn cảm thấy bị đau nhức ở vùng răng cửa.
Do viêm tủy
Viêm tủy cũng là bệnh lý có thể gây ra tình trạng đau nhức răng cửa phổ biến. Trên thực tế, các triệu chứng của bệnh viêm tủy có thể khiến khách hàng cảm thấy đau nhức răng dữ dội, khó chịu vô cùng.
Răng sâu vào tuỷ
Do răng bị sứt mẻ
Răng sứt mẻ vỡ cũng là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau nhức răng cửa cho khách hàng. Trong cuộc sống thường ngày, bởi vì một số lý do khách quan nào đó có thể khiến răng cửa bị sứt mẻ, vỡ. Như chấn thương trong lúc chơi thể thao, tai nạn không mong muốn, hay té ngã trong các hoạt động khác,… Chính vì thế, răng cửa của bạn rất dễ bị tổn thương và kích ứng mỗi khi có những vật thể nào chạm vào.
Điều trị đau nhức răng cửa như thế nào?
- Đau nhức răng cửa chủ yếu hay gặp do vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc vôi răng tồn tại lâu trong miệng chứ không phải do ăn quá nhiều vật cứng và lạnh. Bạn nên đến khám ở cơ sở chuyên khoa răng hàm mặt để được xác định bệnh chính xác, khi đó mới có cách hỗ trợ điều trị cụ thể.
- Với bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu trước hết lấy vôi răng là điều bạn cần nghĩ đến. Loại bỏ sạch vôi răng đồng nghĩa với việc loại bỏ vi khuẩn và kết thúc tình trạng sưng nướu, chảy máu chân răng.
- Nếu nướu đang bị bệnh lý, việc lấy vôi răng sẽ bị đau nhức răng cửa rất nhiều và chảy máu nếu thực hiện bằng cách thông thường, vì thế bác sĩ khuyên bạn nên lựa chọn phương pháp lấy vôi răng định kỳ để bảo vệ hàm răng chắc khỏe.
- Nếu đau nhức răng cửa vẫn chưa khỏi, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng gel bôi để hỗ trợ điều trị viêm lợi. Để gel không bị nước bọt làm trôi, bạn sẽ được đeo máng giữ thuốc (giống với máng dùng để tẩy trắng răng), cho đến khi khỏi bệnh, răng chắc trở lại.
- Đối với sâu răng hay chấn thương răng khác, bạn có thể lựa chọn trám răng hoặc bọc răng sứ cho từng trường hợp cụ thể.
Điều trị đau nhức răng cửa tại Nha khoa Nhân Tâm
Với những thông tin mà chúng tôi đưa ra, bạn hoàn toàn có thể hiểu được nguyên nhân đau nhức răng cửa và cách điều trị cho mình cũng như phòng ngừa cho gia đình mình, bạn có thể đến các phòng khám nha khoa kiểm tra định kỳ 6 tháng/1 lần để được các y bác sĩ tư vấn và chẩn đoán. Nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì về răng miệng, hãy liên hệ với nha khoa Nhân Tâm để được giải đáp và hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!