TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Implant thiết kế riêng cho người không răng bẩm sinh

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 143
Kỹ thuật dời thần kinh để trồng răng Implant hàm dưới và cấy ghép Implant xương gò má để phục hình răng hàm trên là những giải pháp được áp dụng để phục hồi răng cho những bệnh nhân không răng bẩm sinh. Tuy nhiên, trong những trường hợp vô cùng phức tạp, những kỹ thuật trên cũng không thể nào áp dụng được. Lúc này, Implant cá nhân hóa được thiết kế riêng cho từng người được đánh giá là giải pháp “cứu cánh” sau cùng.

Implant cá nhân hóa được xem là bước đột phá mới trong lĩnh vực Implant nha khoa. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong những trường hợp không răng bẩm sinh, có tình trạng xương hàm bị tiêu biến nghiêm trọng và nướu cực kỳ mỏng, các giải pháp thông thường không thể áp dụng được.

Implant cá nhân hóa là loại Implant được thiết kế riêng cho mỗi người, chứ không được sản xuất đại trà như Implant thông thường. Không chỉ khắc phục được tình trạng tiêu xương, với việc ứng dụng kỹ thuật mới này, bệnh nhân không răng bẩm sinh còn có được thẩm mỹ và khả năng ăn nhai tốt, lấy lại sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày.

Hiểu rõ hơn về hội chứng không răng bẩm sinh

Không răng bẩm sinh là một dạng nghiêm trọng của hội chứng loạn sản ngoại bì. Đây là tình trạng bệnh nhân không có răng từ khi mới sinh ra, vô cùng hiếm gặp, chỉ 1/100.000 người mắc phải.

Để giải quyết vấn đề thẩm mỹ cũng như ăn nhai, người bệnh thường sử dụng hàm giả tháo lắp. Tuy nhiên, giải pháp này không thật sự hiệu quả. Bởi bệnh nhân không có răng nên xương hàm không phát triển, nướu teo và mỏng, không thể lưu giữ và nâng đỡ hàm giả một cách chắc chắn. Điều này khiến họ gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ trong ăn uống, mà còn trong giao tiếp với người khác.

Trước đây, các bác sĩ đã tìm ra giải pháp để phục hồi răng cho những bệnh nhân không răng bẩm sinh. Đó là thực hiện cùng lúc 2 kỹ thuật phức tạp: cấy Implant xương gò má ở hàm trên và dời thần kinh để cấy ghép Implant cho hàm dưới.

Bệnh nhân mắc hội chứng loạn sản ngoại bì - không răng bẩm sinh

Tuy nhiên, với những trường hợp xương hàm tiêu biến nghiêm trọng, cực kỳ mỏng, thì những kỹ thuật trên cũng không thể nào khắc phục được. Lúc này, Implant thiết kế riêng chính là giải pháp hoàn hảo.

Implant thiết kế riêng – “Cứu cánh” cho bệnh nhân tiêu xương nghiêm trọng

Implant thiết kế riêng là giải pháp thường được áp dụng cho những trường hợp xương hàm trên và xương hàm dưới bị tiêu trầm trọng mà các giải pháp thường quy không thể giải quyết được.

Điểm khác biệt rõ nhất là kỹ thuật cấy ghép Implant truyền thống gắn chặt vào hàm, trong khi Implant thiết kế riêng sẽ được đặt phía trên xương và dưới mô nướu. Quá trình cấy ghép bao gồm việc đặt một khung kim loại, được làm bằng titan vào giữa xương hàm và mô nướu.

Khung kim loại này được thiết kế và chế tạo riêng theo tình trạng xương còn lại của mỗi bệnh nhân. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa công nghệ và kinh nghiệm của Bác sĩ.

Implant được thiết kế riêng theo tình trạng xương của bệnh nhân

Trước tiên, Bác sĩ sẽ thu thập dữ liệu của bệnh nhân bằng các công nghệ như: Chụp phim CT Cone Beam 3D để khảo sát tình trạng xương hàm của bệnh nhân, Oral Scanner để lấy dấu mô trong miệng của bệnh nhân,…

Sau đó gửi thông tin của bệnh nhân ra nước ngoài để thiết kế và chế tạo Implant. Trong quá trình đó, Bác sĩ và kỹ thuật viên phải trao đổi với nhau để tạo Implant chính xác, mang đến kết quả hoàn hảo nhất cho bệnh nhân.

Xem thêm: Vai trò của công nghệ định vị trong Implant dưới màng xương

Bác sĩ Việt Nam đầu tiên thực hiện thành công Implant thiết kế riêng cho bệnh nhân không răng bẩm sinh

Implant thiết kế riêng cho bệnh nhân không răng bẩm sinh là một ca phẫu thuật phức tạp, là thách thức lớn đối với Bác sĩ điều trị, không chỉ ở khía cạnh phẫu thuật, phục hình răng mà cả ở chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Tại Việt Nam, TS.BS Võ Văn Nhân – Giám đốc Nha khoa Nhân Tâm là Bác sĩ đầu tiên thực hiện thành công ca phẫu thuật cấy ghép răng cho người không răng bẩm sinh bằng Implant thiết kế riêng.

TS.BS Võ Văn Nhân cho biết: “Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhân không răng bẩm sinh. Các trường hợp này đều có thể thực hiện bằng kỹ thuật cấy ghép Implant xương gò má và kỹ thuật dời thần kinh để cấy Implant. Tuy nhiên, trường hợp lần này rất phức tạp, cực kỳ khó, cực kỳ thách thức, xương hàm trên vô cùng mỏng, kể cả dùng những kỹ thuật trên vẫn không thể nào làm được.

Implant cá nhân hóa đã xuất hiện vào những năm 1940, nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi bởi thiết kế và chế tác cực kỳ phức tạp. Hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật số trong nha khoa, Implant thiết kế riêng cho từng bệnh nhân đạt sự chính xác cao là hoàn toàn khả thi, có thể đưa đến tỷ lệ thành công lên đến 97-98%”.

Ca phẫu thuật cấy ghép Implant thiết kế riêng cho bệnh nhân không răng bẩm sinh đã diễn ra thành công tốt đẹp. Sau ca phẫu thuật phức tạp, Bác sĩ Nhân vô cùng hạnh phúc khi có thể đem lại cho bệnh nhân hàm răng chắc khỏe, chức năng ăn nhai và thẩm mỹ ổn định, có thể tự tin cười rạng rỡ và có những bữa ăn đúng nghĩa.

TS.BS Võ Văn Nhân cấy ghép Implant cho bệnh nhân không răng bẩm sinh

Có thể nói, thành công trong việc cấy ghép Implant thiết kế riêng - Implant cá nhân hóa của TS.BS Võ Văn Nhân đã mang lại niềm hy vọng rất lớn không chỉ cho các bệnh nhân không răng bẩm sinh mà cả các bệnh nhân mất răng và bị tiêu xương hàm trầm trọng, vừa giúp họ ăn nhai tốt, vừa lấy lại được sự tự tin trong cuộc sống.

Đồng thời, thành công của TS.BS Võ Văn Nhân còn đánh dấu những bước tiến vượt bậc của Implant nha khoa Việt Nam trong quá trình tiếp cận những thành tựu mới của ngành Implant thế giới.

TS.BS Võ Văn Nhân chia sẻ: “Kỹ thuật dời thần kinh và cấy ghép Implant xương gò má đã xuất hiện từ 10 năm trước, và đến nay đã trở thành một giải pháp điều trị phổ biến tại Việt Nam trong các trường hợp không răng bẩm sinh, xương hàm bị tiêu nghiêm trọng hay những ca trồng răng Implant thất bại. Hy vọng Implant thiết kế riêng - Implant cá nhân hóa cũng trở thành giải pháp điều trị trong tương lai cho bệnh nhân tại Việt Nam, là một cứu cánh để giúp bệnh nhân đảm bảo được chức năng và thẩm mỹ, cải thiện được chất lượng cuộc sống”.