TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Làm sao để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 4,737
Răng miệng còn có thể hiểu là cửa ngõ của bộ máy tiêu hóa. Nếu chúng không được chăm sóc tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe toàn thân. Đặc biệt, các bệnh về lợi ở người cao tuổi còn có thể dẫn đến ung thư niêm mạc miệng. Hãy cùng nhau điểm qua một số cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi nhé!

Lão hóa là một phần của quy luật của tự nhiên mà không một ai có thể tránh khỏi. Khi tuổi tác ngày càng cao, các nguy cơ mắc các bệnh lý càng tăng cao, đặc biệt là về các vấn đề răng miệng. Nếu không được chăm sóc răng miệng một cách chu đáo, những người lớn tuổi có thể sẽ gặp phải các vấn đề như sâu răng, mòn men răng hoặc bệnh ở nướu răng.

Dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống là điều rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của người già. Các loại rau và trái cây cung cấp rất nhiều Vitamin tốt cho răng và lợi, đồng thời còn có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn. Người cao tuổi vẫn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm ngọt, đặc biệt là là các loại bánh kẹo vì chúng dễ bám dính và gây ra sâu răng, thay vào đó hãy ăn trái cây tươi.

Thời điểm ăn trái cây tốt nhất là trước khi dùng bữa chính 1 tiếng, thời điểm này sẽ giúp tránh các phản ứng tăng bạch cầu, bảo vệ được hệ thống miễn dịch của cơ thể. Người lớn tuổi cũng không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà tốt nhất nên chia nhỏ ra thành nhiều bữa ăn. Nên ăn đầy đủ các chất: đạm (thịt,sữa, đậu phụ, trứng, tôm, cua), béo (dầu thực vật; phải hạn chế tối đa tiếp nạp mỡ và phủ tạng động vật), vitamin (trái cây), muối khoáng.

Bên cạnh đó, sau mỗi lần ăn, cần lưu ý làm sạch răng miệng với chỉ nha khoa và bàn chải để thức ăn không bị mắc trên răng và lợi, phòng ngừa vi khuẩn tấn công phá hủy men răng và gây ra sâu răng.

Phòng bệnh nha chu

Thức ăn thừa và khói thuốc lá là nguyên nhân chính tạo ra các mảng bám vi khuẩn gây ra bệnh nha chu. Nếu răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, các mảng bám sẽ dần tích tụ và làm tổn thương đến lợi, gây ra viêm lợi.

Phòng bệnh nha chu ở người cao tuổi

Đây chính là triệu chứng ban đầu của bệnh nha chu. Nhìn bề ngoài thì có vẻ răng vẫn còn nguyên nhưng thực tế các mô và màng đỡ xung quanh chân răng (như lợi, men gốc răng, xương, dây chằng) đã bị phá hủy. Răng không còn điểm tựa vững chắc nên từ từ lung lay và thưa dần theo thời gian.

Bệnh nhân bị bệnh nha chu sẽ có các biểu hiện thường thấy như sưng lợi, lợi túi mủ chứa rất nhiều vi khuẩn, miệng hôi. Để đề phòng bệnh nha chu, nên chăm sóc và giữ gìn răng miệng thật kỹ càng, thực hiện thăm khám tại trung tâm nha khoa định kỳ cũng như cạo vôi răng mỗi 6 tháng 1 lần. Bên cạnh đó, chỉ nên ăn những loại thức ăn mềm, ít ngọt.

Trồng răng Implant trong trường hợp bị mất răng

Mất răng đang là tình trạng phổ biến mà nhiều người cao tuổi gặp phải. Nếu mất răng lâu ngày, các răng còn lại sẽ bị xô lệch, gây ra tiêu xương hàm, đồng thời gây xáo trộn khớp cắn, khó mà chải sạch răng. Do đó, dù bị mất răng bởi vì bất cứ lý do gì, người cao tuổi cũng nên đến cơ sở nha khoa để thăm khám và phục hình răng sau đó 1 tháng.

Thực hiện Implant cho người cao tuổi bị mất răng

Hiện nay phương pháp điều trị mất răng tối ưu nhất chính là công nghệ cấy ghép răng Implant. Phương pháp này có thể chữa trị cho nhiều trường hợp khác nhau như mất một răng, mất nhiều răng, không răng bẩm sinh, mất răng lâu năm, hay thậm chí mất răng toàn hàm.

Trồng răng Implant giúp ngăn ngừa được các trình trạng tiêu xương hàm, tái tạo thẩm mỹ răng, độ ăn nhai giống hệt như răng thật và có thể tồn tại suốt đời nếu được chăm sóc đúng cách.

Xem thêm: Giải pháp cải thiện khả năng nhai cho người cao tuổi mất răng

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Những người có tuổi tác càng lớn sẽ càng có nguy cơ cao mắc phải các bệnh ung thư miệng, lưỡi hoặc môi, cổ họng. Cách tốt nhất để ngăn chặn vấn đề này là ngừng việc hút thuốc lá và chỉ nên uống rượu ở một mức độ vừa phải. Ngoài ra, cũng nên thường xuyên sử dụng son dưỡng môi cùng với kem chống nắng mỗi khi đi ra ngoài.

Ngăn ngừa bệnh ung thư ở người già

Các triệu chứng đau không phải là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư, do đó nên tiến hành thăm khám tại nha khoa thường xuyên để bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp đạt được hiệu quả điều trị cao hơn. Một số dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về răng miệng, bao gồm các vết loét, mảng đỏ hoặc trắng và bất kỳ sự thay đổi lâu dài nào xảy ra trong miệng người cao tuổi.

Khi muốn thực hiện chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi, thăm khám răng định kỳ, điều trị các bệnh lý răng miệng kịp thời hay phục hồi răng đã mất, khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Nha khoa Nhân Tâm để có thể nhận được hỗ trợ nhanh chóng nhất từ phía các trung tâm nha khoa.