TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Người già rụng răng có ảnh hưởng gì không?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 9,726
Người già rụng răng có ảnh hưởng gì không là nỗi lo lắng của rất nhiều người khi chẳng may bị rụng răng. Để biết được người già rụng răng có ảnh hưởng gì không thì bạn hãy tìm hiểu những ảnh hưởng do việc rụng răng gây ra là như thế nào, và nguyên nhân khiến cho người già rụng răng.

Theo thời gian, hàm răng của chúng ta sẽ không thể giữ được sự chắc khỏe như trước. Kéo theo đó là các hiện tượng răng bị lung lay, nghiêm trọng hơn là bị rụng một hay nhiều răng thậm chí là cả hàm. Vậy nguyên người già rụng răng có ảnh hưởng gì và nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này, câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Người già rụng răng có ảnh hưởng gì?

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ răng

Người già mất răng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của gương mặt. Bên cạnh đó, nếu mất răng lâu ngày mà không được phục hình nhanh chóng sẽ khiến xương bị tiêu đi, hóp má, da mặt chảy xệ, vùng da quanh miệng xuất hiện nếp nhăn, từ đó khuôn mặt trông già đi hơn nhiều so với tuổi thật.

Gây tiêu xương hàm

Ngay sau khi răng bị mất, xương hàm sẽ bắt đầu có hiện tượng tiêu dần. Bởi vì, mật độ xương của răng được duy trì là nhờ lực nhai tác động lên răng, gây ra kích thích đối với vùng xương hàm ở xung quanh răng. Vì thế, nếu răng bị mất thì lực tác động cũng không còn, từ đó khiến cho xương hàm bị tiêu.

Việc mất càng nhiều răng và thời gian mất răng càng lâu thì xương hàm bị tiêu sẽ ngày càng nhiều hơn. Điều này gây ra tình trạng mất xương nâng đỡ mô nướu và mô mềm của mặt, làm cho nướu ở vùng răng bị mất và lõm vào.

Ảnh hưởng đến ăn nhai

Mất răng sẽ tạo ra một khoảng trống ở vị trí răng bị mất, ảnh hưởng đến các khớp răng và sự đóng mở của hai hàm. Các răng còn lại bắt đầu nghiêng vào các khoảng trống đấy, gây ra tình trạng răng bị nghiêng, chen chúc, trồi hoặc lún khiến cho đường cung hàm đối lập gặp nhiều vấn đề về hoạt động ăn nhai.

Người già mất răng ảnh hưởng đến việc ăn uống

Nếu bị người già bị mất răng, lực ăn nhai cũng sẽ bị giảm sút nên không thể nghiền nhỏ thức ăn được, từ đó làm hạn chế quá trình hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột. Chính vì thế mà khi người già bị rụng răng sẽ luôn gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh suy dinh dưỡng ở người cao tuổi.

Ảnh hưởng đến các răng khác

Khi răng còn đầy đủ thì mỗi răng sẽ hỗ trợ nâng đỡ cho nhau, lực nhai trải đều ra. Khi răng bị mất thì các răng đối diện sẽ mất đi một lực nâng đỡ và có chiều hướng trồi lên vào khoảng trống. Hậu quả là gây cản trở đến các hoạt động ăn nhai và có thể gây ra các bệnh lý khác như loạn năng thái dương hàm, đau vùng thái dương, mỏi hàm,…

Đặc biệt, răng hàm bị mất sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng bởi lực nhai sẽ chỉ tập trung vào vùng răng cửa, làm cho chúng bị quá tải, có nguy cơ chìa ra phía trước kèm theo đó là hiện tượng di xa hoặc di gần. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng cửa bị lung lay và bắt buộc phải nhổ bỏ.

Xem thêm: 3 lưu ý quan trọng khi chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi

Nguyên nhân khiến người già rụng răng

  • Khi về già sức khỏe suy yếu dần, sức đề kháng kém đi, những cơ quan trong cơ thể bắt đầu có dấu hiệu lão hóa trong đó có cả răng. Đặc biệt là hiện tượng loãng xương ở người cao tuổi có ảnh hưởng không nhỏ đến răng, vì về cơ bản răng cũng có cấu tạo giống xương.
  • Chế độ chăm sóc răng miệng không đúng khiến răng miệng không được bảo vệ ngay từ ban đầu, bị suy yếu từ trước. Khi trở về già, do sức đề kháng kém đi nên vi khuẩn có đủ điều kiện để tấn công mạnh mẽ hơn.

Một số nguyên nhân khiến người già mất răng

  • Chế độ dinh dưỡng kém cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng trở nên yếu và rụng đi. Thiếu hụt canxi khiến răng yếu đi trông thấy, dễ bị tổn thương, cũng như dễ dàng bị sự tấn công của vi khuẩn sâu răng, nha chu.
  • Ngoài ra, việc rụng răng ở người già còn bởi vì do người đó đã mắc phải những bệnh liên quan đến vấn đề về răng miệng. Đó có thể là những bệnh như: sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, viêm nha chu,… lâu ngày nhưng không được chữa trị.

Một số giải pháp phòng ngừa

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Người cao tuổi nên thực hiện chải răng mỗi ngày bằng kem đánh răng có chứa Fluor ít nhất 2 lần mỗi ngày: vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.

Chải răng đúng kỹ thuật bằng bàn chải mềm khắp các mặt nhai, mặt ngoài và phía trong răng.

Không nên dùng tăm xỉa răng vì nó dễ gây mòn cổ răng và khi xỉa tăm nên cẩn thận vì khi đâm vào lợi dễ dẫn đến viêm lợi, sưng đau. Tốt hơn, khi muốn làm sạch kẽ răng hãy dùng chỉ nha khoa.

Thăm khám nha khoa định kỳ

Thăm khám nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng

Răng miệng là bộ phận hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, nếu như không được chăm sóc tốt sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe dinh dưỡng và cơ thể. Đặc biệt là ở người già khi chức năng miễn dịch suy giảm, các bệnh lý nha khoa có thể dẫn đến ung thư vùng niêm mạc miệng. Chính vì thế cần có một sự quan tâm nhất định đến việc ngăn chặn các bệnh lý này.

Người già thường hay mắc phải bệnh như viêm nướu, viêm nha chu dẫn đến rụng răng hàng loạt. Ngoài việc chăm sóc răng miệng hàng ngày đúng cách, cần lên lịch thăm khám răng định kỳ ít nhất 3 đến 6 tháng/lần để được vệ sinh cạo vôi răng tại nha khoa. Đồng thời bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, phát hiện và điều trị các bệnh lý gây ra hiện tượng rụng răng sớm khác hiệu quả.

Trên đây là một ảnh hưởng không tốt của việc mất răng. Hy vọng bạn đã hiểu rõ được vấn đề người già rụng răng có ảnh hưởng gì không, từ đó đưa ra được các giải pháp kịp thời. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm để được các chuyên gia tư vấn một cách chi tiết và hoàn toàn miễn phí.