Tiêu xương răng là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất sau khi mất răng, gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và cản trở nhiều đến việc trồng răng giả sau này. Cấy ghép răng Implant là phương pháp trồng răng tiên tiến, hạn chế đến mức tối đa hiện tượng tiêu xương răng.
Tiêu xương răng là gì?
Tiêu xương răng là tình trạng suy giảm chiều cao, mật độ, số lượng và thể tích của xương ổ răng và ở xung quanh chân răng. Xương ổ răng dễ bị tiêu hõm do xương ổ tương đối mềm, chỉ là tổ chức muối khoáng sinh học nên rất dễ bị tiêu khi vi khuẩn tấn công hoặc có khoảng trống giữa các răng.
Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tiêu xương răng gồm:
- Nhóm bị tiêu xương không do bị mất răng: tình trạng tiêu xương chân răng có thể bắt đầu từ phần cao răng. Khi cao răng xuất hiện sẽ dần ăn sâu xuống dưới nướu. Khi nướu đã bị tổn thương, dây chằng nha chu bị đứt, vi khuẩn tấn công vào xương chân răng sẽ phá hủy xương chân răng và gây tiêu xương.
Tiêu xương răng do mất răng lâu ngày
- Nhóm bị tiêu xương do mất răng lâu ngày: Sau khi nhổ răng, vị trí nhổ sẽ hình thành máu đông và quá trình tự lành vết thương bắt đầu diễn ra. Sau một thời gian ngắn, cục máu đông sẽ tan dần, hình thành các mô hạt và cuối cùng là thành xương. Tuy nhiên, khoảng trống mà chân răng để lại trong xương răng sẽ khiến cho xương răng bị sụt, tiêu thấp xuống. tình trạng tiêu xương này dần trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Xem thêm: Trồng răng Implant HCM – địa chỉ nào tốt nhất?
Nguyên nhân tiêu xương răng
Xương bao quanh và nâng đỡ răng còn được gọi là xương ổ răng. Xương ổ răng bao phủ bên ngoài chân răng và gắn chặt vào nướu, có thể bị teo theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang.
Nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu xương răng là do mất răng, đặc biệt là mất nhiều răng hoặc mất răng trong thời gian dài. Xương hàm được bảo tồn thông qua các tác động kích thích của việc nhai. Khi mất răng quá lâu, tại vị trí răng bị mất sẽ không còn chịu lực nhai nên xương sẽ dần dần tiêu biến. Trong năm đầu tiên sau khi mất răng, 25% lượng xương sẽ bị mất đi, và tình trạng mất xương này vẫn tiếp tục diễn ra.
Các nguyên nhân dẫn đến tiêu xương răng
Các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng mất xương:
- Viêm nha chu mãn tính.
- Tiêu xương cũng có thể bởi vì răng mọc lệch lạc, tạo ra tình trạng không thể hoạt động ăn nhai bình thường, làm mất đi lực tác động cần thiết đến xương.
- Xương có thể bị mất đi do bị nhiễm trùng gây tổn thương đến xương.
- Sử dụng răng giả tháo lắp: Răng giả có thể là một nguyên nhân đẩy nhanh quá trình mất xương bằng cách làm mòn các gờ xương vốn có. Do răng giả không có chân răng nên mỗi khi bạn cắn hoặc nghiến răng, bạn đang tạo một áp lực lên sườn răng, dẫn đến việc xương bị tiêu hại.
Cách điều trị tiêu xương răng
Ghép xương và đặt Implant
Trong trường hợp xương đã bị mất, có thể khách hàng cần phải tiến hành ghép xương để cung cấp đủ xương cho việc đặt Implant nha khoa. Xương cần có đủ chiều cao và chiều rộng để có thể cố định chắc chắn cho trụ Implant trong xương.
Trường hợp xương hàm bị tổn thương do các chấn thương, hay do viêm nha chu nặng thì ghép xương cũng sẽ được tiến hành để bù lại cho phần xương bị mất.
Ghép xương không chỉ để thay thế xương đã mất mà còn kích thích giúp tái tạo lại xương hàm. Bác sĩ có thể sử dụng nhiều loại vật liệu ghép xương khác nhau, tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân như xương nhân tạo hoặc là xương tự thân.
Trong các trường hợp phục hình bằng Implant nha khoa, Ts.Bs Võ Văn Nhân có thể tiến hành đặt xương ghép cùng lúc với cấy ghép trụ Implant trừ khi tình trạng mất xương nghiêm trọng có thể cần phải được thực hiện theo một quy trình riêng biệt.
Ghép xương để hỗ trợ cắm Implant
Nâng xoang
Khi răng hàm trên bị mất, xương hàm trên sẽ tiêu hóa và mở rộng phần khoang xoang, khiến cho xương ngăn cách giữa xoang và khoang miệng trở nên mỏng hơn, làm xoang hàm tụt xuống phía dưới.
Cấy ghép Implant không thể đặt trong lớp xương mỏng như vậy và trong trường hợp này, Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân sẽ tiến hành nâng xoang để bơm một lượng xương cần thiết vào và đẩy xoang hàm lên vị trí cần thiết. Khi vật liệu ghép xương đã được tích hợp hoàn toàn với xương hàm, phòng khám nha khoa gần nhất có thể tiến hành giai đoạn cấy ghép răng Implant cho bạn.