TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Phẫu thuật cấy ghép xương để trồng răng implant

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2,703
Ghép xương trong cấy ghép răng Implant thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp có mật độ xương hàm không đạt tiêu chuẩn để cấy trụ Implant. Hãy cùng tìm hiểu về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây!

Ghép xương trong trồng răng implant là kỹ thuật bắt buộc trong một số trường hợp, nhằm bổ sung và tái tạo phần xương hàm đã tiêu đi. Từ đó tăng thể tích xương hàm, đủ điều kiện để tích hợp và nâng đỡ trụ implant.

Ghép xương trong cấy ghép răng implant được áp dụng để cấy răng giả vào xương hàm nhằm thay thế chân răng thật bị mất.

Ghép xương khi cấy implant là gì?

Kỹ thuật ghép xương trong quá trình cấy ghép implant được xem là một phương pháp tiến bộ vượt bậc trong việc điều trị nha khoa, hỗ trợ phục hình chân răng thật đã mất. Kỹ thuật này còn giúp hỗ trợ xương hàm giữ vững trụ Implant. Đồng thời, kỹ thuật này cũng góp phần thúc đẩy xương hàm tái tạo xương mới khi xương hàm cũ bị mỏng hoặc bị tiêu.

Để thực hiện cấy ghép xương, bác sĩ sẽ thêm vào vị trí xương bị khuyết một lượng xương phù hợp. Đó có thể là xương tự thân của chính khách hàng, hoặc cũng có thể là xương nhân tạo.

Các kỹ thuật ghép xương để trồng răng implant

Hiện nay có 4 kỹ thuật ghép xương hàm phổ biến trong trồng răng implant, bao gồm:

Ghép xương tổng hợp

  • Ghép xương dị chủng
  • Ghép xương đồng chủng
  • Ghép xương tự thân

Ghép xương hàm được xem là kỹ thuật tiến bộ vượt bậc trong việc điều trị nha khoa.

Vì sao phải ghép xương trong khi cấy ghép implant?

Nhiều khách hàng khi mất răng thường không trồng răng khác hoặc khắc phục luôn mà thường để tình trạng đó kéo dài. Qua quá trình ăn nhai, sinh hoạt hàng ngày… xương ổ răng phải chịu những tác động nặng nề. Đây là nguyên nhân khiến các trường hợp: màng xương bị ảnh hưởng, xương hàm mỏng dần, các xương ổ răng tự tiêu hủy… xảy ra.

Ngoài ra, việc sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc làm cầu răng sứ trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tiêu xương. Đặc biệt, một số bệnh lý về răng miệng như: bệnh niêm mạc miệng, bệnh nha chu, sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng… cũng có thể gây ra nhiễm trùng tiêu xương.

Do đó, những khách hàng gặp tình trạng tiêu xương, muốn trồng răng implant thì cần phải cấy ghép xương trước để đảm bảo tiêu chuẩn.

Vai trò của ghép xương hàm khi trồng implant

Việc cấy ghép xương hàm cho những khách hàng thực hiện trồng implant có vai trò:

  • Gia tăng mật độ xương hàm.
  • Thúc đẩy tỷ lệ tích hợp giữa trụ implant và xương hàm.
  • Kéo dài tuổi thọ cho trụ implant trong khoang miệng.
  • Giúp quá trình phẫu thuật thành công, đạt hiệu quả cao.

Xem thêm: Trẻ em có trồng răng Implant được không?

Những trường hợp nào nên tiến hành ghép xương

Trường hợp được chỉ định ghép xương hàm

  • Mất răng vĩnh viễn trong thời gian dài, lâu năm, làm xương hàm bị tiêu hủy quá nhiều và không đủ điều kiện để tiến hành cấy ghép trụ implant.
  • Những người có xương hàm bị mỏng, yếu do bẩm sinh, hoặc bị tổn thương do quá trình va chạm mạnh.

Trường hợp chống chỉ định

Những khách hàng đang gặp vấn đề về răng miệng thì không thể thực hiện ghép xương hàm

  • Người bị mất răng toàn hàm.
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch do các bệnh mãn tính như: tiểu đường, tim mạch, điều trị ung thư…
  • Khách hàng đang mắc các bệnh lý răng miệng: viêm nướu, bệnh nha chu, áp xe răng…
  • Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá… và không có khả năng bỏ được.

Điều kiện để ghép xương hàm

Tuy nhiên, không phải ai thực hiện cấy ghép implant cũng cần ghép xương. Kỹ thuật ghép xương sẽ được bác sĩ chỉ định cho trường hợp đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Xương hàm của khách hàng cần có kích thước chuẩn, mật độ xương phải ổn định, xương không quá giòn và cũng không quá xốp.

Điều kiện để cấy ghép xương hàm trong trồng răng implant là gì?

  • Xương hàm cần có chiều rộng phù hợp với trụ implant để tăng khả năng tích hợp giữa mô xương và trụ implant. Từ đó, trụ implant mới có khả năng chịu đủ lực từ các hoạt động ăn nhai. Ngoài ra, xương hàm phù hợp sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ của trụ implant, giúp trụ implant không bị đào thải.
  • Trường hợp khách hàng có xương hàm không đủ chất lượng sẽ làm tăng tỷ lệ thất bại của quá trình phẫu thuật cấy ghép implant. Nếu cấy ghép không thành công, trụ implant sẽ bị đào thải khỏi môi trường miệng chỉ sau 1 hoặc 2 năm, thậm chí là chỉ sau vài tháng.

Ưu điểm và nhược điểm của việc cấy ghép xương hàm

Ưu điểm

  • Giúp khách hàng mất răng lâu năm, bị tiêu xương lấy lại khả năng ăn nhai bình thường.
  • Ghép xương giúp trụ implant bám chắc chắn với xương hàm.
  • Tái tạo lại cấu trúc xương hàm, giúp bảo tồn xương hàm và các răng thật.
  • Giúp khuôn mặt giữ lại được sự tươi trẻ.
  • Ngăn ngừa quá trình tiêu xương hàm.

Cấy ghép xương hàm giúp giữ lại sự tươi trẻ của khuôn mặt

Nhược điểm

  • Dễ gây ra tình trạng tiêu xương sau khi cấy, xương rất lâu cứng, thường sẽ rời rạc, độ kết dính cũng không cao nên cơ chế lành thương rất chậm.
  • Phần nướu nơi xương được cấy vào thường không có màu đỏ hồng giống nướu thật mà dễ dàng chuyển sang màu thâm gây mất thẩm mỹ.
  • Dù độ tương thích sinh học với xương hàm cao, nhưng xương nhân tạo có tính chất lý học không giống xương thật nên có độ cứng rất thấp.

Trên đây là những thông tin cơ bản về kỹ thuật ghép xương hàm trong cấy ghép implant. Nếu bạn đang quan tâm đến kỹ thuật này, hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp phòng khám nha khoa gần đây để được hỗ trợ chi tiết và đặt lịch thăm khám trực tiếp để biết được tình trạng răng miệng hiện tại của mình!