TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Những điều cần lưu ý khi cấy ghép Implant dưới màng xương

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 198
Cấy ghép Implant dưới màng xương mang đến một giải pháp điều trị tuyệt vời dành cho bệnh nhân mất răng bị tiêu xương trầm trọng, không thể phục hình bằng kỹ thuật Implant thông thường. Tuy nhiên, cần có những lưu ý khi cấy ghép Implant dưới màng xương để ca điều trị đạt kết quả thành công.

Cấy ghép Implant dưới màng xương là kỹ thuật Implant mới nhất tại Việt Nam, lần đầu tiên được thực hiện thành công bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân – Giám đốc Nha khoa Nhân Tâm.

Kỹ thuật cấy ghép Implant dưới màng xương mở ra cơ hội điều trị phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ có bệnh nhân có tình trạng xương hàm đặc biệt, không thể cấy ghép Implant thông thường.

Tuy nhiên, kỹ thuật này tồn tại nhiều vấn đề thách thức, nên cần có những lưu ý khi cấy ghép Implant dưới màng xương để đạt được kết quả như mong muốn.

Kỹ thuật cấy ghép Implant dưới màng xương là gì?

Trước khi đến với những lưu ý khi cấy ghép Implant dưới màng xương thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật này là gì nhé.

Cấy ghép Implant dưới màng xương là kỹ thuật phục hình Implant sử dụng trụ Implant đặt bên dưới màng xương, ở vị trí dưới nướu và trên xương hàm.

Khác với kỹ thuật Implant thông thường, khi cấy Implant dưới màng xương, trụ Implant sẽ không được cấy trực tiếp vào trong xương mà gắn vào một khung kim loại được cố định vào bên trên xương hàm, vừa khít với xương và có tác dụng như một mỏ neo nâng đỡ phục hình trong tương lai.

Implant dưới màng xương không cấy trụ Implant vào trong xương hàm

Khung kim loại sẽ được thiết kế tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, do đó mang tính cá nhân hóa, nên cấy ghép Implant dưới màng xương còn được gọi là phương pháp Implant cá nhân hóa.

Trụ Implant được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân, gồm 2 mặt, một mặt trơn láng tiếp xúc mô nướu, mặt còn lại đã được xử lý để tích hợp xương, cải tiến hơn so với Implant thế hệ cũ, có những vis để bắt vào thanh kim loại.

Cấy ghép Implant dưới màng xương được ứng dụng để phục hình chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho các bệnh nhân có tình trạng xương hàm bị teo nặng hay bị hẹp mà kỹ thuật Implant thông thường hoặc các kỹ thuật bổ trợ như ghép xương không khả thi.

Một ca điều trị với kỹ thuật Implant dưới màng xương

Thách thức của kỹ thuật Implant dưới màng xương

Implant dưới màng xương đã có lịch sử từ năm 1940, tuy nhiên tại thời điểm đó tỷ lệ thành công chỉ khoảng 30-40%. Vì độ khó cao, tồn tại nhiều thách thức, nên cho đến nay, số ca điều trị bằng kỹ thuật cấy ghép Implant dưới màng xương trên thế giới vẫn còn hiếm.

Cấy ghép Implant dưới màng xương là kỹ thuật Implant phức tạp bậc nhất

Những thách thức lớn nhất khi thực hiện phương pháp Implant dưới màng xương có thể kể đến như:

  • Tình trạng xương hàm rất mỏng, khó để thu thập dữ liệu và thiết kế Implant một cách chính xác.
  • Implant dưới màng xương mang tính cá nhân hóa, mỗi bệnh nhân sẽ có bộ cấy ghép Implant riêng. Do đó, việc thiết kế và chế tác khá phức tạp, muốn thành công thì bộ cấy ghép Implant cần chính xác và lắp vào đúng vị trí.
  • Mô nướu bệnh nhân mỏng, đòi hỏi kỹ thuật phẫu thuật lật vạt nướu sao cho có đủ nướu để không gây ra tình trạng hở nướu dẫn đến thất bại.
  • Hàm bị teo liên quan đến những thay đổi về mặt giải phẫu, làm tăng nguy cơ tổn thương cấu trúc hàm mặt.

Những lưu ý khi cấy ghép Implant dưới màng xương

Cấy ghép Implant dưới màng xương được đánh giá là kỹ thuật Implant khó bậc nhất hiện nay.

Nha khoa Nhân Tâm là nha khoa đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công kỹ thuật cấy ghép Implant dưới màng xương cho bệnh nhân không răng bẩm sinh có tình trạng xương hàm bị tiêu nghiêm trọng.

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân là bác sĩ đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công kỹ thuật cấy ghép Implant dưới màng xương

Ca điều trị được thực hiện bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân – Giám đốc Nha khoa Nhân Tâm. Chia sẻ về ca điều trị đặc biệt bằng kỹ thuật Implant dưới màng xương, TS.BS Võ Văn Nhân có những lưu ý sau đây để nâng cao tỷ lệ thành công và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân:

Sự phối hợp giữa Bác sĩ và kỹ thuật viên thiết kế Implant

Bộ cấy ghép Implant dưới màng xương bao gồm thanh kim loại và trụ Implant sẽ thiết kế và chế tác bởi kỹ thuật viên ở nước ngoài dựa theo dữ liệu Bác sĩ gửi đi. Do đó cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Bác sĩ và kỹ thuật viên thiết kế và chế tác Implant, để giúp Implant đạt được độ chính xác cao.

Xem thêm: Cấy ghép Implant cá nhân hóa là gì?

Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của Bác sĩ

Bác sĩ là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của ca cấy ghép Implant. Bác sĩ là người chẩn đoán và lên phác đồ điều trị, định hướng cho kỹ thuật viên thiết kế Implant, và trực tiếp thực hiện phẫu thuật.

Do đó, chẩn đoán và lên phác đồ điều trị đúng với tình trạng của bệnh nhân hay không, thiết kế Implant có chính xác không, Implant có đặt đúng vị trí mong muốn hay không, phục hình sau cùng có đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ hay không phụ thuộc chủ yếu vào chuyên môn và kinh nghiệm của người Bác sĩ.

Sự hỗ trợ của trang thiết bị - công nghệ hiện đại

Trước đây, tỷ lệ thất bại của điều trị bằng Implant dưới màng xương cao một phần là do trang thiết bị và công nghệ còn kém, chưa thể loại bỏ được những biến chứng dẫn đến đào thải Implant hay phá hủy cấu trúc xương hàm của bệnh nhân.

Công nghệ định vị cấy ghép răng Implant cho phép Bác sĩ quan sát các thao tác thực hiện trên màn hình giám sát

Ngày nay, với sự hỗ trợ của các hệ thống máy móc công nghệ kỹ thuật số hiện đại như hệ thống CT Cone Beam 3D, công nghệ Oral Scanner 3D, hệ thống định vị cấy ghép Implant X-Guide Navigation,… nếu đảm bảo được tay nghề Bác sĩ thì tỷ lệ thành công lên tới 97 – 98%.

Trên đây là những lưu ý khi cấy ghép Implant dưới màng xương. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về các phương pháp nha khoa phục hồi và thẩm mỹ thì hãy liên hệ cho Nha khoa Nhân Tâm qua số Hotline 1900 56 5678 để được tư vấn miễn phí từ chuyên gia nhé!

Các tin liên quan
    Khách hàng quan tâm