TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cấy ghép Implant cá nhân hóa là gì?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 505
Kỹ thuật cấy ghép Implant cá nhân hóa đã được ứng dụng tại Việt Nam và đã điều trị thành công cho bệnh nhân không răng bẩm sinh có tình trạng tiêu xương hàm đặc biệt nghiêm trọng. Vậy Implant cá nhân hóa là gì?

Cấy ghép Implant cá nhân hóa hay còn gọi là cấy ghép Implant dưới màng xương, đã mở ra một tương lai mới trong lĩnh vực Implant nha khoa.

Kỹ thuật này được áp dụng cho bệnh nhân không răng bẩm sinh có tình trạng xương hàm rất mỏng, không thể ghép xương hay thực hiện kỹ thuật cấy ghép Implant xương gò má.

Cấy ghép Implant cá nhân hóa là gì?

Cấy ghép Implant cá nhân hóa một kỹ thuật mới trong lĩnh vực cấy ghép răng Implant tại Việt Nam.

Mặc dù đã được nghiên cứu và giới thiệu từ năm 1940 tại Thụy Điển nhưng trong hàng thập kỷ qua, kỹ thuật này vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi vì mang lại nhiều thách thức và tỷ lệ thành công thấp.

Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, việc cấy ghép Implant cá nhân hóa đã trở nên khả thi hơn và mang đến độ chính xác cao. Vậy Implant cá nhân hóa là gì?

Xem thêm: Implant dưới màng xương - Tương lai mới cho ngành nha khoa

Cấy ghép Implant cá nhân hóa là phương pháp sử dụng một khung kim loại được thiết kế riêng biệt theo tình trạng xương hàm của bệnh nhân. Khung kim loại này sẽ được đặt bên dưới nướu và phía trên xương hàm, sau đó các trụ Implant sẽ được gắn cố định trên thanh kim loại.

Thiết kế hoàn chỉnh của kỹ thuật cấy ghép Implant cá nhân hóa

Với kỹ thuật này, trụ Implant sẽ không được cấy vào xương hàm như kỹ thuật Implant thông thường mà sẽ nằm ở vị trí giữa nướu và xương hàm, bên dưới màng xương.

Khung kim loại được thiết kế vừa khít với phần xương hàm còn lại của bệnh nhân, có thể đặt được một hoặc nhiều trụ Implant tùy vào số lượng răng cần phục hình. Màng mô tự nhiên hoặc xương sẽ phát triển xung quanh bộ phận cấy ghép để đảm bảo sự ổn định.

Khi nào cần thực hiện cấy ghép Implant cá nhân hóa?

Như vậy chúng ta đã phần nào hình dung được kỹ thuật cấy ghép Implant cá nhân hóa là gì rồi đúng không nào? Vậy thì trong trường hợp nào sẽ cần thực hiện cấy ghép Implant cá nhân hóa?

Implant cá nhân hóa hay còn được gọi là Implant dưới màng xương, được chỉ định cho những bệnh nhân mất răng có tình trạng teo xương hàm, xương ổ răng không ổn định hoặc đã tiêu biến hoàn toàn, chỉ còn xương nền.

Implant cá nhân hóa không cấy trụ Implant vào trong xương mà đặt trụ Implant bên trên xương hàm

Đặc biệt, những trường hợp như hoại tử xương hàm, không răng bẩm sinh, tiêu xương nghiêm trọng, bệnh nhân bị ung thư vùng hàm mặt phải cắt đoạn xương hàm trên, người cao tuổi có nhiều bệnh nền không thể ghép xương.

Trường hợp cấy ghép Implant thông thường thất bại… thì Implant cá nhân hóa chính là giải pháp giúp bệnh nhân phục hình răng, lấy lại chức năng ăn nhai và giao tiếp, hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.

Lợi ích của phương pháp Implant cá nhân hóa

Mặc dù tồn tại nhiều thách thức nhưng kỹ thuật Implant cá nhân hóa vẫn được đánh giá cao vì mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bệnh nhân.

Cho phép bệnh nhân không đủ xương cấy ghép Implant

Với kỹ thuật cấy ghép Implant thông thường, bệnh nhân cần đảm bảo xương hàm đủ số lượng và chất lượng để có thể cấy ghép Implant thành công.

Kỹ thuật Implant dưới màng xương lại hoàn toàn khác biệt. Do Implant được đặt ở dưới màng xương, vị trí bên trên xương hàm và bên dưới mô nướu nên tình trạng xương hàm của bệnh nhân không hề ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép.

Trường hợp mất răng bẩm sinh phù hợp với kỹ thuật cấy ghép Implant cá nhân hóa

Do đó, những bệnh nhân bị tiêu xương trầm trọng, xương hàm bị khuyết hay không đủ tiêu chuẩn để ghép xương hoàn toàn có thể cấy ghép Implant dưới màng xương để có hàm răng đáp ứng nhu cầu ăn nhai và thẩm mỹ.

Đảm bảo an nhai và thẩm mỹ như răng thật

Cấy ghép Implant dưới màng xương có thể không bền chắc bằng cấy ghép Implant vào trong xương hàm, nhưng là lựa chọn tốt hơn so với hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ. Răng Implant có thể chịu lực ăn nhai như răng thật và mang lại thẩm mỹ tự nhiên.

Vì vậy, sau khi phục hình răng Implant, mọi người có thể cười, nói và ăn uống một cách tự tin mà không phải lo lắng những rủi ro như rơi rớt, cộm vướng, gãy vỡ…

Răng Implant mang lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ như răng thật

Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm

Trước đây, nếu chất lượng xương hàm quá kém và cũng không đủ tiêu chuẩn ghép xương để cấy trụ Implant, thị buộc bệnh nhân phải thay thế bằng các phương pháp như răng giả tháo lắp hay cầu răng sứ.

Các loại phục hình này không thể ngăn ngừa tình trạng tiêu xương diễn ra, khiến xương hàm ngày càng tiêu biến nghiêm trọng hơn, dẫn đến việc ăn nhai khó khăn và lão hóa sớm.

Với kỹ thuật cấy ghép Implant dưới màng xương, bệnh nhân sẽ có thêm một sự lựa chọn tối ưu hơn. Implant cá nhân hóa sẽ giúp duy trì sự ổn định của xương hàm, đồng thời cho phép xương hàm phát triển thông qua hoạt động ăn nhai, từ đó ngăn ngừa tình trạng tiêu xương và co rút xương hàm.

Sau khi đọc bài viết “Cấy ghép Implant cá nhân hóa là gì?”, chúng tôi hy vọng Quý khách hàng sẽ biết thêm một kỹ thuật mới và có thêm cơ hội để khắc phục tình trạng mất răng của mình.

Tuy nhiên, điều bạn cần lưu ý là để thực hiện kỹ thuật này cần phải áp dụng nhiều công nghệ hiện đại như: công nghệ quét mặt 3 chiều, kết hợp CT Cone Beam, Oral Scanner. Đặc biệt, không thể không kể đến công nghệ định vị cấy ghép Implant. Do đó, hãy thật cẩn thận trong việc lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện nhé!