TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Lý do bị mẻ răng cửa? Có mấy cách phục hình răng bị mẻ?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 4,262
Các bác sĩ cho biết, tình trạng mẻ răng cửa có thể làm cho hàm răng bị mất thẩm mỹ. Bị mẻ răng cửa do đâu? Khắc phục răng bị mẻ bằng cách nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình trạng mẻ răng cửa nhé!

Những tác động mạnh từ yếu tố bên ngoài như va đập, ngã, cắn phải vật cứng,... đều có thể làm ảnh hưởng tới men răng khiến răng bị mẻ. Mẻ răng dù không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng lại gây mất thẩm mỹ, nhất là khi bị mẻ răng cửa. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng mẻ răng cửa nhé!

Tìm hiểu về tình trạng mẻ răng

Bề mặt răng luôn được bao bọc bởi lớp men răng vô cùng cứng và chắc. Nhưng lớp men răng này cũng rất dễ bị tổn thương nếu bị ngoại lực tác động vào.

Răng mẻ là tình trạng men răng đã bị hư hỏng do va đập, té ngã làm vỡ một phần cấu trúc răng của hàm răng. Tình trạng này thường xảy ra ở phần đỉnh hoặc vùng cạnh cắn khiến răng trở nên sắc nhọn và lởm chởm,… Chỗ bị mẻ có thể làm cho các mô mềm trong khoang miệng bị tổn thương.

Ngoài ra, quá trình ăn uống và làm sạch răng cũng bị ảnh hưởng không kém. Một khi răng suy yếu thì rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

Tìm hiểu về tình trạng mẻ răng

Nguyên nhân mẻ răng cửa là gì?

Răng của các bạn có thể bị mẻ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất:

  • Bị chấn thương do va đập từ bên ngoài khiến răng bị mẻ gây đau nhức và ê buốt rất khó chịu.
  • Cắn phải vật cứng như nắp chai, bao bì thực phẩm, đá hoặc kẹo cứng…
  • Thiếu khoáng chất cần thiết: Răng bị thiếu hụt canxi, flour, khoáng chất sẽ dễ bị vỡ, mẻ hơn người bình thường
  • Sâu răng cũng là yếu tố khiến cho răng bị mẻ vỡ gây đau buốt liên tục.
  • Thực phẩm: những người thường xuyên ăn các loại thực phẩm nhiều đường, chứa nhiều axit như cam bưởi, cam, chanh, nước ngọt và bia rượu,… có thể làm hại đến men răng. Khiến men răng bị bào mòn từ từ dẫn đến dễ sứt mẻ.
  • Hay nghiến răng: hiện tượng hai hàm răng nghiến siết vào nhau, mạnh đến mức phát ra âm thanh rất khó nghe. Nghiến răng nhiều có thể làm cho men răng bị mòn.

Khi bị mẻ răng cửa nên xử lý ra sao?

Nếu bạn phát hiện mình đang bị mẻ răng cửa ngay lúc đó. Điều đầu tiên bạn cần làm trong lúc này là:

  • Nhanh chóng khạc nhổ mảnh vỡ của răng ra ngoài. Không để mảnh vỡ sắc nhọn bị nuốt xuống cơ quan tiêu hóa.
  • Hạn chế dùng tay hoặc lưỡi chạm vào chỗ răng bị mẻ. Vì mặt răng mẻ rất sắc nhọn có thể làm bạn bị đứt tay hoặc chảy máu lưỡi.
  • Nên giữ lại các mảnh vỡ nếu có thể để bác sĩ hàn chúng lại vào răng cho bạn.
  • Súc miệng thật sạch và hẹn lịch gặp bác sĩ để thăm khám và xử lý ngay.

Xem thêm: Răng cấm có thay không? Cách chăm sóc khi mọc răng cấm

Các phương pháp phục hình răng bị mẻ phổ biến

Khi bị mẻ răng cửa, các bạn cần đến ngay nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn biện pháp khắc phục ngay lập tức. Sau đáy là một số cách phục hình răng bị mẻ phổ biến nhất:

Dán mảnh răng bị vỡ lại

Đối với các trường hợp bị mẻ răng cửa nhưng không làm tổn thương tủy và không hở chân răng. Bác sĩ có thể dùng dụng cụ nha khoa để dán lại mảnh vỡ đó.

Phương pháp này chỉ có thể thực hiện đối với những người có mảnh vỡ răng chắc khỏe và không bị hư hỏng.

Mài - trám răng

Mài răng

Trường hợp răng bị mẻ một góc nhỏ thì bạn có thể mài cạnh răng để răng bằng phẳng lại.

Trám răng

Phương pháp trám răng áp dụng với những người bị mẻ ít. Diện tích nơi bị mẻ khá nhỏ, không tác động nhiều đến mô răng.

Bác sĩ cần phải loại bỏ các mô răng bị tổn thương. Sau đó lấp đầy các khoảng trống trên bề mặt răng bằng vật liệu trám như Composite. Đây cũng là loại vật liệu trám đang được ưa chuộng nhất hiện nay vì có nhiều đặc điểm nổi trội:

  • Thực hiện nhanh chóng, mất khoảng 10 - 25 phút cho mỗi chỗ trám.
  • Có tính thẩm mỹ cao vì miếng trám có màu sắc như răng thật.
  • Không xâm lấn đến cấu trúc răng thật

Nhưng độ bền của các miếng trám lớn thường sẽ không được lâu. Đối với răng bị mẻ mất hơn phân nửa, bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ thẩm mỹ.

Bọc sứ

Bọc răng sứ đang là phương pháp phục hình răng tối ưu nhất. Bác sĩ sẽ mài răng thật của bạn theo một tỷ lệ nhất định. Sau đó gắn phần răng sứ lên trên.

Bọc sứ

Ngoài việc phục hình răng bị mẻ thì mão răng sứ còn che chắn phần răng thật, khiến vi khuẩn và các tác nhân gây hại không thể tác động vào. Sau đây là những ưu điểm của bọc sứ

  • Thời gian thực hiện nhanh chóng từ 2 - 4 ngày
  • Hình dáng, màu sắc của răng sứ giống hệt như các răng khác trên cung hàm.
  • Giữ được khá lâu, có thể lên đến 20 năm hoặc lâu hơn

Trồng răng Implant

Đối với răng bị mẻ lớn, ảnh hưởng đến tủy răng và ăn nhai thì biện pháp bảo tồn răng thật như bọc sứ, trám răng sẽ không còn hiệu quả. Lúc này bác sĩ sẽ nhổ chiếc răng đó và trồng răng Implant mới.

Trồng răng Implant là phương pháp cấy ghép 1 trụ Implant được làm từ Titanium vào xương hàm. Sau khoảng 4 - 6 tháng, khi trụ Implant đã tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ phục hình răng sứ lên trên dựa vào khớp nối Abutment.

Trồng răng Implant

Cách chăm sóc và ngăn ngừa răng bị mẻ

Để chăm sóc và ngăn ngừa răng bị mẻ bạn nên lưu ý như sau:

  • Đánh răng đúng kỹ thuật: Đánh răng ít nhất hai lần một ngày theo các thao tác của chuyên gia nha khoa.
  • Dùng chỉ nha khoa: giúp làm sạch mảng bám dính còn tồn đọng ở kẽ răng.
  • Đừng ăn đồ ngọt: Bạn nên cắt giảm lượng đồ ngọt như bánh ngọt, kẹo, chocolate, nước có gas….
  • Đừng ăn thực phẩm có tính axit cao như nước ngọt có gas, chanh và tắc. Sau khi dùng thực phẩm này, bạn hãy uống hoặc súc miệng bằng nước lọc để bớt lượng axit còn bám trên răng.
  • Uống đủ nước: Uống nước có thể giúp bạn rửa trôi các mảng bám và đồ ăn còn sót lại sau khi ăn. 

Sau khi đọc những thông tin trên, hi vọng bạn đã hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục khi bị mẻ răng cửa. Nếu bạn cần thêm thông tin thì có thể tham khảo thêm các bài viết khác của Nha khoa Nhân Tâm hoặc liên hệ ngay đến nha khoa để được tư vấn nhanh chóng nhất.