TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Răng cấm có thay không? Cách chăm sóc khi mọc răng cấm

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 6,615
Mỗi lần đưa bé đi khám răng, chắc chắn bạn đã từng nghe bác sĩ nhắc tới “răng cấm”. Vì sao chiếc răng đó lại có cái tên đặc biệt như vậy? Cùng giải đáp câu hỏi răng cấm có thay không qua bài viết sau nhé!

Răng sữa và răng vĩnh viễn là hai phần răng khác nhau về số lượng lẫn kích thước trên cung hàm. Điều này còn phụ thuộc vào sự khác biệt của những chiếc răng hàm. Cũng là lý do mà nhiều người băn khoăn không biết răng cấm có thay không?

Cấu tạo hàm răng - Răng cấm nằm ở vị trí nào?

Trước khi giải đáp thắc mắc về răng cấm trẻ có thay không, các bạn cần phải xác định rõ cấu tạo răng. Không giống với hàm răng của người lớn, vị trí răng cấm của trẻ nhỏ rất đặc biệt. Khi bạn xác định được răng cấm của trẻ là chiếc nào sẽ giúp quá trình thay răng sữa được suôn sẻ hơn. Cùng tìm hiểu về các loại răng của trẻ nhỏ bên dưới:

Răng sữa

Răng sữa chính là những chiếc răng đầu tiên mọc lên khi trẻ được 5 – 6 tháng tuổi. Cho đến khi bé 3 tuổi, lúc này hàm răng sữa đã được với khoảng 20 chiếc răng trên cung hàm. Tất cả những chiếc răng sữa sẽ bao gồm: 4 răng giữa, 4 răng cửa bên. 4 răng nanh và 8 răng hàm được đều ở cả hàm trên và hàm dưới.

Khi trẻ đã hoàn thiện những chiếc răng sữa trên cung hàm cũng chính là lúc trẻ có thể ăn nhai tốt hơn. Ngoài ra, việc hấp thụ các dưỡng chất vào cơ thể cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Khi bộ răng sữa hoàn thiện sẽ giúp bé phát âm rõ ràng và không bị nói lắp.

Trong giai đoạn mọc răng sữa, xương hàm của trẻ cũng dần được phát triển. Dựa vào sự kích thích của quá trình ăn nhai mà xương hàm sẽ phát triển tốt hơn và làm cân đối gương mặt. Đây cũng là lý do mà các bạn cần phải chăm sóc răng sữa thật khỏe đẹp cho tới khi bé thay răng. Khoảng 6 tuổi thì răng sữa của bé sẽ bắt đầu rụng và thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Cấu tạo hàm răng và răng cấm nằm ở vị trí nào

Răng vĩnh viễn

Khi đã bước vào giai đoạn thay răng sữa, khung hàm của trẻ có thể mọc đủ 32 chiếc răng. Gồm có 4 chiếc răng cửa giữa, 4 chiếc răng cửa bên, 4 chiếc răng nanh, 16 răng hàm và 4 chiếc răng khôn số 8. Cho đến khi trẻ 12 tuổi, 28 chiếc răng vĩnh viễn sẽ được mọc đầy đủ trên cung hàm. Còn 4 chiếc răng khôn sẽ mọc muộn hơn, thường mọc ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi.

Răng vĩnh viễn là chiếc răng cuối cùng của con người nên chúng sẽ không có khả năng mọc lại. Vì thế, bạn cần phải chăm sóc bộ răng vĩnh viễn của bé thật cẩn thận để đảm bảo chức năng nhai và thẩm mỹ nhất.

Răng cấm có thay không?

Răng cấm còn có tên gọi là răng hàm (răng cối lớn) số 6 và số 7. Đây là những chiếc răng vĩnh viễn mọc đầu tiên vào lúc trẻ lên 6 tuổi. Vậy răng cấm có thay không vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất?

Trên thực tế, răng cấm số 6 và số 7 không thể thay thế cho bất kỳ chiếc răng sữa nào. Và chúng cũng là chiếc răng vĩnh viễn không thể thay thế được trên cung hàm. Những chiếc răng cấm có tính liên kết mật thiết với hệ thống dây thần kinh nên các bạn không được đụng đến hay nhổ bỏ. Vì sẽ làm hại đến sức khỏe răng miệng của bạn đấy. Đây cũng chính là nguyên nhân mà răng số 6 và số 7 có cái tên là răng cấm.

Dựa vào cấu tạo của hàm răng sữa và răng vĩnh viễn, chúng ta đã xác định được vị trí của những chiếc răng cấm là răng số 6 và số 7 ở phía trong cung hàm. Đáp án cho câu hỏi “răng cấm có thay không?” chắc chắn là KHÔNG.

Cách giảm đau khi mọc răng cấm

Khi mọc răng cấm, các trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu nhưng lại không thể bày tỏ ra bằng lời. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng khi bé mọc răng cấm:

  • Massage nướu: Bạn hãy dùng gạc vô khuẩn để loại bỏ lượng vi khuẩn đang bám trên nướu. Cách này giúp giảm thiểu vi khuẩn và giúp bé đỡ đau nhức. Các chuyên gia cũng khuyến khích cha mẹ nên sử dụng gạc răng miệng có chứa kháng sinh tự nhiên để kháng viêm và hạ sốt an toàn khi trẻ mọc răng.
  • Bổ sung nước mát: Nước mát có công dụng làm co nướu và xoa dịu cơn đau một cách nhanh chóng.
  • Lau nước dãi: Miệng bé tiết quá nhiều dãi sẽ làm kích ứng và gây niêm mạc. Cha mẹ cần lau khô nước dãi cho trẻ liên tục nhé!
  • Chọn thức ăn: vào thời điểm này, bạn hãy cho bé ăn đồ có dạng lỏng, mềm như cháo, sinh tố hoặc sữa. Thức ăn mềm sẽ hạn chế tối đa tình trạng tổn thương nướu.

Cách giảm đau khi mọc răng cấm

Chăm sóc răng miệng khi mọc răng cấm

Để bảo vệ răng miệng của trẻ và hạn chế tình trạng sâu răng cấm thì ba mẹ nên xây dựng cho các con chế độ chăm sóc răng miệng kĩ lưỡng. Mọi người có thể áp dụng một số gợi ý mà nha khoa gợi ý sau đây:

  • Nên tập cho bé thói quen đánh răng 2 – 3 lần/ngày để răng miệng được sạch sẽ.
  • Tập cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng chuyên dụng để có hơi thở thơm mát.
  • Ít ăn đồ ngọt, uống nước có gas,… bổ sung rau xanh, vitamin, khoáng chất có trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Không cho bé cắn vật cứng vì có thể làm bể răng.
  • Nên đưa bé đi khám định kỳ 6 tháng / lần tại nha khoa để phát hiện các vấn đề về răng miệng và điều trị kịp thời.

Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi về răng cấm có thay không. Vì răng cấm không thể tự mọc lại nên bạn cần phải có chế độ chăm sóc răng miệng khoa học. Hãy liên hệ với nha khoa Nhân Tâm nếu cần tư vấn về răng cấm cho trẻ nhé!