TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nhổ răng sâu có đáng sợ như bạn vẫn nghĩ?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1.430
Răng sâu thường xuất hiện với những dấu hiệu khá rõ ràng: hơi thở có mùi, gây đau răng, bề mặt răng có lỗ hoặc một vài đốm đen… Vậy chúng ta cần đối mặt với vấn đề này như thế nào đây? Nhổ răng sâu có đáng sợ như chúng ta vẫn nghĩ không?

Răng sâu vào tuỷ là một bệnh lý răng miệng khá nghiêm trọng có thể dẫn đến những hậu quả rất đáng lo ngại. Nếu không được điều trị ngay, viêm nhiễm sẽ đi sâu xuống chóp răng và lan rộng ra các tổ chức lân cận gây nhiều biến chứng nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, thậm chí có thể tử vong.

Khi nào nên nhổ răng sâu?

Nhiều người khá chủ quan trong việc khám răng mà không biết rằng răng sâu tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Răng sâu để lâu không điều trị sẽ dẫn đến ăn nhai khó khăn, đau nhức kéo dài và kéo theo các bệnh nhiễm trùng răng miệng ở nhiều cấp độ như áp xe răng, sưng nướu nặng,…

Việc đầu tiên bạn nên làm là đến các địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám. Tùy vào mức độ, tình trạng răng sâu mà bác sĩ sẽ quyết định nên nhổ răng sâu ngay hay không.

Khi có kết luận bạn bị sâu răng nhẹ, có nghĩa là răng bạn đang ở mức độ sâu đầu tiên. Trên bề mặt răng có vài đốm trắng ngà nhưng không gây đau nhức, hay ê buốt khi ăn nhai.

Bác sĩ có thể tái khoáng răng sâu hoặc trám răng dựa trên mức độ sâu nhẹ của răng. Các phương pháp này sẽ giúp ngăn chặn kịp thời việc răng sâu nặng hơn. Nhưng để tránh các biến chứng khác thì bạn cần tuân thủ chế độ chăm sóc răng miệng theo lời bác sĩ.

Trường hợp răng sâu ở mức độ nặng hơn, sâu đến tủy mà thân răng vẫn còn đủ mô để hồi phục thì có thể tiến hành điều trị tủy, sau đó trám lại hoặc bọc sứ để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng nhai.

Trường hợp răng bị sâu nặng, không thể hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp trên thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sâu. Trường hợp răng sâu kết hợp với sưng nướu, bạn sẽ được tiến hành điều trị nội khoa giảm đau, giảm sưng trước khi nhổ.

Răng sâu sẽ gây hỏng răng hoặc hoại tử tủy (rất hiếm xảy ra) nếu không được thăm khám và nhổ bỏ kịp thời.

Răng sâu không được nhổ bỏ kịp thời sẽ gây hỏng răng và dẫn đến các bệnh lý răng miệng

Nhổ răng sâu có gây đau hay nguy hiểm không?

Vì đã được tiêm thuốc tê trước khi nhổ, bạn sẽ không có cảm giác đau hay khó chịu nào khác. Còn sau khi nhổ, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi ê nhức một chút ở vùng răng bị nhổ. Nhưng cảm giác này sẽ giảm dần sau 2-3 ngày hoặc sớm hơn tùy vào cơ địa của mỗi người.

Tình trạng vùng răng mới nhổ bị chảy máu, sưng nề là điều hoàn toàn bình thường và sẽ nhanh biến mất. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám lại.

Lý do gây ra các biến chứng và nguy hiểm sau khi nhổ thường là không chăm sóc răng miệng đúng cách hoặc lựa chọn các cơ sở nha khoa không uy tín.

Bạn nên lưu ý thêm về các trường hợp không nên nhổ răng và tuân thủ theo cách chữa trị khác của bác sĩ:

  • Răng đang trong quá trình điều trị, hoặc bị nhiễm trùng: Cần điều trị khỏi hẳn rồi mới được nhổ bỏ như đã nói ở trên.
  • Người có bệnh lý: Bệnh liên quan đến máu, hoặc về tim mạch, tiểu đường,.. và các bệnh kinh niên cần phải sử dụng thuốc thường xuyên.
  • Người vừa khỏi bệnh: Cảm, sốt,.. thông thường, khi này sức đề kháng còn yếu, nên đợi cho cơ thể khỏe mạnh trở lại mới tiến hành nhổ.
  • Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, hormone tăng cao, dễ bị mất máu nhiều.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch kém và dễ bị nhiễm trùng nên càng không được nhổ trong giai đoạn này.

Xem thêm: Các thuốc giảm đau răng khôn bạn nên biết

Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ

  • Hạn chế chảy máu: Ngậm bông 1 – 1.5h sau khi nhổ, thay miếng bông khác mỗi 20 phút nếu máu vẫn còn chảy.
  • Giảm đau: Uống thuốc giảm đau theo đơn được kê của bác sĩ.
  • Giảm sưng: Chườm lạnh trong ngày đầu tiên, sau đó đắp khăn ấm để làm tan máu tụ và giảm sưng.
  • Ăn uống: Uống nhiều nước, ăn thức ăn loãng (cháo, súp,...) cho đến khi răng hết đau, mới hồi phục thì nên ăn thức ăn cắt nhỏ.

Sau khi nhổ răng sâu, bạn nên ăn thực phẩm mềm, loãng để tránh tổn thương vùng mới nhổ

  • Vệ sinh răng miệng: Chải răng với bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng hoặc dùng chỉ nha khoa, không nên súc miệng ngay.
  • Tránh nhiễm trùng bằng cách không cho tay, lưỡi hay vật lạ vào chỗ răng mới nhổ và ngưng việc nhai kẹo cao su, hút thuốc lá, uống rượu bia (nếu có).

Nhổ răng sâu là quá trình hoàn toàn không đáng sợ như bạn nghĩ và là chỉ định cần thiết để “bảo vệ” các răng còn lại. Tốt nhất, bạn nên đi khám nha khoa và lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để phòng ngừa tình trạng sâu răng. Khi răng bị sâu cần phải nhổ thì nên xử lý kịp thời và biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách.

Các trường hợp không nên nhổ răng sâu, hãy đến cơ sở nha khoa gần nhất để được bác sĩ thăm khám và tư vấn các cách chữa trị khác để tránh các biến chứng xấu. Nha khoa Nhân Tâm với đội ngũ bác sĩ nha khoa chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn loại bỏ được răng sâu một cách hiệu quả mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.