TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Các thuốc giảm đau răng khôn bạn nên biết

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 5,710
Quá trình mọc răng khôn thường đi kèm với các cơn đau nhức khó chịu gây ra nhiều phiền toái đối với người mọc răng. Vì vậy, các thuốc giảm đau răng khôn được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Nếu bạn hoặc người thân đang phải đối mặt với cơn đau nhức do răng khôn gây ra thì hãy tham khảo những loại thuốc giảm đau trong bài viết sau đây nhé.

Có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau răng khôn như kháng sinh, giảm đau, tiêu sưng khi răng mọc để điều trị triệu chứng trong các trường hợp đau, kèm theo sốt nhẹ. Nếu cơn đau diễn ra dài ngày mà không có dấu hiệu giảm đi hoặc sưng đau nhiều thì bạn hãy đi khám tại cơ sở nha khoa để được bác sĩ tư vấn về tình trạng răng và cách điều trị nhé.

Những biểu hiện thường gặp khi mọc răng khôn

Quá trình mọc răng khôn thường không diễn ra liên tục, thời gian mọc sẽ tùy thuộc vào cơ địa từng người. Chiếc răng này mọc lên sẽ kéo theo cảm giác khó chịu và gây ra không ít phiền toái. Dưới đây là các triệu chứng gợi ý răng khôn đang mọc giúp bạn nhận biết sớm để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời:

  • Sưng đỏ lợi: Đây là biểu hiện đầu tiên khi răng khôn nhô lên. Chúng không chỉ gây sưng tấy phần lợi trên răng mà còn làm ảnh hưởng tới mô nướu quanh răng.
  • Đau nhức tại vị trí góc hàm: Khi răng khôn phá vỡ nướu để nhô lên sẽ gây ra cảm giác đau nhức nhẹ. Tuy nhiên nếu răng khôn mọc bất thường thì cảm giác khó chịu, đau nhức sẽ trầm trọng hơn rất nhiều.
  • Sốt nhẹ: Hiện tượng sốt cũng có thể xuất hiện trong thời kỳ đầu khi răng mọc. Sốt chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ nên sẽ không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe.
  • Khó cử động hàm: Răng khôn mọc ở góc hàm trong cùng khi xương đã phát triển cứng chắc nên có thể dẫn đến tình trạng cứng hàm, hàm khó cử động gây cản trở việc ăn uống và làm sạch răng miệng.

Đau nhức do mọc răng khôn

Các thuốc giảm đau răng khôn bạn nên biết

Răng khôn đau nhẹ, lợi hơi sưng

Đối với trường hợp đau răng nhẹ, lợi sưng ít thì bạn có thể sử dụng Spiramycin để giảm đau. Liều dùng khuyến cáo cho loại thuốc này là 6 viên mỗi ngày, chia làm 3 lần uống. Bên cạnh đó, các loại kháng sinh khác với công dụng kháng viêm, tiêu sưng mà bạn có thể tham khảo là tetracylin, doxycyclin hay amoxicyclin,…

Còn nếu răng đau và sưng nhiều hơn, Ibuprofen có thể sẽ là loại thuốc phù hợp. Thuốc này có công dụng giảm đau hiệu quả và được bán ở các hiệu thuốc tân dược. Ngoài ra, các thuốc giảm đau khác như aspirin, paracetamol,… cũng giúp giảm nhẹ hiện tượng viêm nhiễm, sưng nề.

Đau răng khôn kèm theo sốt

Nếu có hiện tượng đau răng khôn đi kèm với sốt thì lựa chọn tốt với bạn lúc này sẽ là Spiramycin kết hợp với paracetamol. Spiramycin uống mỗi ngày 6 viên, chia 3 lần và paracetamol mỗi ngày 3 viên chia 3 lần. Sau khi uống thuốc khoảng 2 tuần, các cơn đau sẽ chấm dứt.

Spiramycin giúp giảm đau răng khôn kèm sốt nhẹ

Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng thuốc không được khuyến cáo vì có thể gây ra các phản ứng ngoài ý muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả giảm đau, bạn nên đi khám chuyên khoa răng hàm mặt để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc và điều trị bằng các phương pháp phù hợp nhé.

Đau nhức răng khôn lâu ngày, nổi hạch và sốt cao

Đau nhức kéo dài, nổi hạch kèm sốt cao là các biểu hiện nặng khi răng số 8 mọc ngầm, mọc lệch. Tình trạng này nếu gặp phải sẽ kéo dài nhiều ngày mà không có dấu hiệu giảm nhẹ.

Thuốc giảm đau trong trường hợp này chỉ có tác dụng kháng viêm, giảm đau tạm thời chứ không phải cách điều trị đau răng khôn triệt để.

Tốt nhất nếu có các biểu hiện này, bạn hãy đến cơ sở nha khoa gần đây để thăm khám và nhổ răng khôn sớm nhất có thể. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng răng khôn đâm vào răng liền kề, làm hỏng chân răng, lung lay răng và nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Có nên dùng thuốc giảm đau khi bị đau răng khôn không?

Những loại thuốc giảm đau nêu trên sẽ giúp bạn giảm nhanh các cơn đau nhức khó chịu nhưng không thể khắc phục vấn đề một cách triệt để.

Ngoài ra, hiện tượng đau có thể trầm trọng hơn, kéo dài trong nhiều ngày, đi kèm với sốt cao và nổi hạch nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Khi đó, uống thuốc gì cũng không thể phòng tránh được cơn đau và các biến chứng nguy hiểm.

Có nên dùng thuốc giảm đau khi bị đau răng khôn không?

Vậy nên, các bác sĩ không khuyến khích khách hàng uống thuốc giảm đau răng khôn và tự điều trị tại nhà, đặc biệt là khi chưa tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Tốt nhất là khi phát hiện bản thân có biểu hiện đau nhức răng khôn, sưng lợi, bạn hãy đến phòng khám nha khoa để kiểm tra, đánh giá tình trạng răng, tiến hành điều trị kịp thời và nhổ răng khôn khi cần thiết thay vì chỉ sử dụng thuốc để tạm thời làm giảm cơn đau.

Một số biện pháp giảm đau khác khi mọc răng số 8

Ngoài việc sử dụng các thuốc giảm đau răng khôn, bạn nên thực hiện các cách sau để tăng cường hiệu quả đẩy lùi cơn đau và hạn chế các biến chứng do mọc răng số 8.

Xây dựng khẩu phần ăn khoa học

Khi mọc răng khôn, bạn nên sử dụng các thức ăn lỏng, mềm như súp, cháo,… để tránh tác động mạnh lên cung hàm nhưng vẫn đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung vào chế độ ăn nhiều rau củ quả để thanh lọc cơ thể, hạ sốt bởi khi răng số 8 mọc, hiện tượng sốt nhẹ vẫn thường diễn ra.

Sữa và sinh tố cũng là những thực phẩm cung cấp dưỡng chất cần thiết cho răng và cơ thể mà bạn nên thêm vào chế độ ăn của mình. Tuy nhiên, khi uống sữa xong bạn cần chú ý súc miệng thật sạch để loại bỏ các cặn sữa trên răng.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ góp phần giảm đau răng khôn

Nước muối có công dụng sát khuẩn tự nhiên nên bạn hãy súc miệng hàng ngày với nước muối để tránh sự tích tụ vi khuẩn trên nướu quanh răng nhé. Khi súc miệng bạn hãy ngậm nước muối từ 1 đến 2 phút để ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm.

Cùng với đó, bạn nên uống nhiều nước để duy trì thể tích nước bọt cần thiết, giúp vệ sinh khoang miệng tốt hơn. Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để loại bỏ thức ăn thừa, giữ răng miệng sạch sẽ, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn vào vị trí mọc răng khôn.

Điều trị răng tại cơ sở nha khoa

Bình thường khi mọc răng số 8, cơn đau nhức sẽ diễn ra trong 1 tuần sau đó hết hẳn. Nhưng nếu triệu chứng đau kéo dài lâu hơn với mức độ tăng dần thì tốt nhất là bạn nên tới các cơ sở nha khoa để thăm khám và chữa trị kịp thời.

Xem thêm: Giải mã “Nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến dây thần kinh không?”

Các thông tin về thuốc giảm đau răng khôn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Để biết rõ tình trạng răng của mình cũng như những loại thuốc phù hợp, bạn cần phải đi khám. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán và kê đơn cho bạn. Tự ý dùng thuốc có thể dẫn đến các phản ứng không mong muốn nên hãy hạn chế tối đa việc này nhé.